Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Nhu cầu gạo giảm, thị trường gạo có biểu hiện suy thoái
17 | 01 | 2008
Từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 31 tháng 12 năm 2008, Trung Quốc tạm thời quy định thu 5% thuế suất xuất khẩu gạo, 10% đối với sản phẩm chế biến từ bột gạo. Cùng với lượng lương thực cung cấp mang tính chính sách không ngừng tăng, gần đây, một số thị trường gạo ở khu vực miền Nam đã bắt đầu nguội dần

Để bảo vệ việc cung cấp hàng hoá trong dịp tết, khống chế ổn định giá cả, gần đây các cơ quan hữu quan của chính phủ ngoài tiếp tục mở rộng bán lương thực ra bên ngoài của khu vực sản xuất chính ở miền Nam nhà nước tiếp tục tăng động lực điều chỉnh khống chế vĩ mô đối với thị trường lương thực trong nước. Bộ Tài chính thông báo, Quốc vụ viện đã phê chuẩn việc điều chỉnh thuế suất xuất khẩu đối với gạo và các sản phẩm chế biến từ bột gạo.
Theo đó, từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 31 tháng 12 năm 2008, tạm thời quy định thu 5% thuế suất xuất khẩu gạo, 10% đối với sản phẩm chế biến từ bột gạo. Cùng với lượng lương thực cung cấp mang tính chính sách không ngừng tăng, gần đây, một số thị trường gạo ở khu vực miền Nam đã bắt đầu nguội dần, phân tích cụ thể như sau:

1.Tỷ lệ mở các nông trường sản xuất gạo tăng cao, hiển hiện áp lực cho doanh nghiệp kinh doanh chế biến gạo:

Chính sách mới này sẽ tạo áp lực cho các doanh nghiệp kinh doanh gia công lương thực, đặc biệt là các doanh nghiệp ở miền Nam. Do thời kỳ trước giá gạo ở đây ổn định và có xu hướng tăng nên các xưởng chế biến nâng cao năng suất sản xuất, lượng cung cấp không ngừng tăng điều đó dẫn tới thị trường tiêu thụ gạo ở địa phương trở nên khốc liệt, đặc biệt là đối với các nông trường dựa vào tiêu thụ gạo là chính, như vùng Kinh Sơn, Hồ Bắc thông thường nhập gạo chất lượng trung bình với giá 1620 -1630 NDT/ tấn (tương đương 129 USD) , đối với gạo có chất lượng tốt giá từ 1740- 1760 NDT/ tấn (tương đương 235-237 USD), đối với đại mễ chất lượng trung bình là 2420 – 2440 NDT/ tấn (tương đương 327- 330 USD), chất lượng tốt 2740 NDT/ tấn(tương đương 370 USD), giá cả vẫn duy trì ổn định.

Nhưng có một số nông trường gạo có phản ánh nhu câu đại mễ ở địa phương rõ ràng chậm lại, mức lãi xuất kinh doanh đang dần bị thu hẹp; Ngoài ra theo một số nông trường gạo khác, thời kỳ gần đây, thị trường tiêu thụ gạo ở một số địa phương ở Quảng Đông có biểu hiện bão hoà, giá cả cũng dần dần giảm xuống, như vùng Quảng Châu giá lúa muộn là 2720 NDT/ tấn (tương đương 368 USD), chất lượng tốt là 2900 NDT/ tấn (tương đương 392 USD), giá gạo nếp là 3360 NDT/ tấn (tương đương 454 USD ), so sánh theo tuần mối tấn giảm 20-40 NDT/ tấn (tương đương 3,5-5,5 USD), tính toán theo giá hiện nay, việc vận chuyển gạo từ ngoài vào bán tại Quảng Đông là rất khó thực hiện.

2.Mật độ điều chỉnh và khống chế thị trường không ngừng tăng cao tạo áp lực cho giá cả thị trường:

Ngoài việc thông qua hạn chế xuất khẩu lúa gạo và sản phẩm bột, để bảo đảm hai đầu thị trường cung ứng, thời gian gần đây các cơ quan hữu quan của Chính phủ còn tiếp tục tăng cường độ khống chế vĩ mô đối với thị trường gạo trong nước. Một mặt chính sách tăng cường động lực vận chuyển gạo đến miền nam, lấp đầy kho dự trữ thóc gạo tiêu thụ của khu vực này. Như là CPI (chỉ số giá tiêu dùng) Trung Quốc vẫn gây mối lo ngại tiềm ẩn cho chính phủ, để kiên quyết ổn định mức độ giá cả thị trường hàng hoá, các cơ quan hữu quan quốc gia trước khi giải quyết phải khởi động kế hoạch điều chỉnh lúa gạo ở phía Nam tỉnh Đông Bắc, đảm bảo thị trường cung ứng trước và sau tết, khi thời cơ đến sẽ có áp chế nhất định đối với việc hình thành thị trường giá cả. Mặt khác gần đây cơ quan hữu quan đã tăng cường tin tưởng vào khả năng đấu giá của thị trường lương thực. Gần đây, các địa phương đẩy mạnh đấu giá, nhưng giá đấu giá khá thấp, do giá này thấp hơn so với giá thị trường, đồng thời lại thêm lượng cung ứng của thị trường lúa gạo vùng sản xuất chính ở miền Nam tăng, tác dụng áp chế giá cả đối với địa phương cũng bắt đầu thể hiện rõ.

3.Chính sách điều chỉnh khống chế vĩ mô là hoa tiêu của thị trường lúa gạo miền Nam trong vụ đông năm nay và vụ xuân sang năm:

Thời kỳ gần đây, nhà nước tin tưởng rằng số lượng gạo thông qua giá cả có cạnh tranh nên tiêu thụ tăng rõ rệt, do tin tức vẫn chưa kịp thời, nông hộ vẫn chưa hiểu rõ đối với chính sách hạ giá thành mua bán đấu thầu lúa gạo, vì thế tâm lý tiếc rẻ khi bán hàng của đại đa số nông dân rõ ràng chưa giảm, nhưng một phần các nông trường gạo cỡ trung bình và lớn tính tích cực trong thu mua theo thị trường lúa gạo uỷ thác tăng lên rõ rệt, dẫn đến biên độ vốn sản xuất gạo giảm, và cũng xuất hiện sự va chạm nhất định đối với một số thị trường sản xuất gạo lớn. Đáng chú ý là, cơ quan hữu quan đang không ngừng đẩy mạnh động lực điều chỉnh khống chế vĩ mô đối với thị trường lúa gạo Đông Bắc, một mặt thông qua Công ty dự trữ lương thực trung ương dần dần mở thị trường uỷ thác thu mua tại vùng sản xuất ở Hắc Long Giang và đã tạo được hiệu quả giá cả khá tốt; Ngoài ra, tập trung sức mạnh tăng lượng lúa gạo vận chuyển vào vùng Đông Bắc, như vậy trước mắt đối với một số vùng sản xuất gạo japonica ở miền Nam đã tạo nên tác dụng khống chế rõ rệt, tình trạng thu mua trong vùng không sôi động, trước mắt ở khu vực Giang Tô giá thu mua gạo japonica khoảng 1800 NDT/ tấn (243 USD), vùng Trung Nam bộ ở mức 1750-1780 NDT/ tấn (tương đương 236- 240 USD).

Tóm lại, do thời gian trước giá lúa muộn ở cùng phía Nam về cơ bản đã bước vào giai đoạn cao trong khu vực, cùng với sau thời kỳ nhà nước bán đầu giá lương thực giảm giá tăng số lượng, dự báo trước và sau tết những rủi ro của thị trường gạo ở vùng này sẽ dần dần xuất hiện. Do trước mắt vùng sản xuất phía Nam một số hộ nông dân số lượng thóc gạo hiện nay đã chiếm khoảng 50-60% sức chứa trong nhà kho của họ, nên phải rất cảnh giác và chuẩn bị tâm lý khả năng bán hạ giá sẽ xuất hiện.

Liên hệ với người đăng tin này:
Dương Thuỳ Linh - Email: duongthuylinh@agro.gov.vn

Xem thông tin gốc tại đây:
http://www.agri.cn/fxycpd/ls/t20080104_949335.htm




Biên dịch - Dương Thuỳ Linh (agroinfo)
Báo cáo phân tích thị trường