Nhận định này làm giảm đi phần nào những hoài nghi về việc vi rút có thể lây cho những công nhân nhà máy và phát tán thông qua vòi uống nước.
Nhà vi trùng học Araceli Lucio-Forster của Ithaca, Cornell cho biết các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu vi rút cúm H5N2 - chủng vi rút gần giống với vi rút H5N1 ở châu Á và châu Phi. Quy trình xử lý nước bao gồm việc khử trùng bằng clo, tia cực tím và diệt khuẩn.
Kết quả nghiên cứu trên có thể sẽ làm giảm bớt những lo ngại rằng nước uống có thể sẽ là một kênh phát tán dịch bệnh. Các chuyên gia y tế thế giới cho biết vi rút cúm H5N1 - loại vi rút đã giết chết 157 người kể từ năm 2003 – có thể lan rộng trên quy mô toàn cầu nếu biến thể thành chủng vi rút dễ lây cho người giống như vi rút cúm theo mùa thông thường.
Giáo sư vật ký sinh Dwight Bowman của Cornell, đồng tác giả nghiên cứu trên cho biết “có khoảng 50000 nhà máy xử lý nước ở Mỹ và tất cả những công nhân ở đây đều lo ngại rằng nếu xảy ra đại dịch cúm gia cầm, tất cả mọi người sẽ lây bệnh, vi rút sẽ đến nhà máy và lây bệnh cho họ và những người khác”.
Theo Lucio-Forster, chưa rõ liệu vi rút H5N1 có khả năng kháng cự hơn vi rút H5N2 trong các quy trình xử lý của ngành nước hay không? H5N2 được sử dụng như một vi rút đại diện thay thế vì đã được chứng minh là khả năng an toàn sinh học thấp hơn.
Với những đặc trưng tương tự giữa hai vi rút, nếu H5N1 thâm nhập vào hệ thống xử lý nước, vi rút cũng sẽ không hoạt động điều đó có nghĩa là nước đã qua xử lý có thể sẽ không phải nguồn lây lan vi rút.
Các nhà khoa học đang theo dõi đường đi của vi rút cúm gia cầm để nhận dạng những nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Dịch SARS
Tháng 3/2003, hơn 300 người sống ở khu chung cư Amoy của Hồng Kông đã mắc vi rút SARS (hội chứng viêm đường hô hấp cấp). Một cuộc điều tra cho thấy vi rút SARS có thể sống trong phân khoảng 6 tiếng và có thể lây lan qua hệ thống nước thải. Tuy nhiên, vi rút cúm gia cầm không sống được bên ngoài vật chủ.
Để kiểm tra tính hiệu quả của tia cực tím trong việc tiêu diệt vi rút H5N2, các nhà khoa học cho vi rút vào nước uống cũng như nước thải và bức xạ bằng tia cực tím ở các mức khác nhau.
Việc xử lý có hiệu quả tiêu diệt H5N2 ở tất cả các mức phù hợp với tiêu chuẩn của ngành nước và ở mức thấp hơn trong tiêu diệt Cryptosporidium và Giardia trong nước.
Đối với clo, hầu hết được dùng để khử trùng nước uống ở Mỹ, kết quả thấp hơn với những thử nghiệm do Học viện quân sự Mỹ tiến hành ở West Point, NewYork. Bình quân, các nhà máy xử lý nước uống của Mỹ dùng hàm lượng clo là 1mg cho một lít nước trong vòng 237 phút. Dưới điều kiện này, các nhà nghiên cứu thấy rằng vi rút H5N2 và có thể là cả H5N1 hầu như không hoạt động. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, cần có những nghiên cứu khác để tìm hiểu xem liệu vi rút có hoạt động hay không khi ở bên ngoài vật chủ hoặc ở mức axít và mặn khác nhau.