Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Hàng nghìn tỷ đồng đầu tư vào khoa học công nghệ trong nông nghiệp đi đâu?
07 | 11 | 2011
Công ty cổ phần sữa Mộc Châu phải nhập dây chuyền sản xuất sữa đóng gói từ nước ngoài, bởi để sản xuất hàng nghìn lít sữa mỗi ngày nên việc đóng gói sản phẩm để đưa ra thị trường và việc bảo đảm chất lượng sữa là rất quan trọng. Biết rằng, nhập bộ dây chuyền rất tốn kém nhưng doanh nghiệp này vẫn phải làm vì không đạt được hàng với các nhà khoa học trong nước..
Ông Trần Công Chiến – Tổng Giảm đốc Công ty Cổ phần giống bò sữa Mộc Châu: “Các nhà khoa học Việt Nam cần phải cố gắng hơn nữa. Hiện nay, họ chưa đủ trình độ để chế tạo ra những công nghệ chế biến sữa một cách cao cấp.”
Ông Triệu Văn Hùng – Vụ trưởng Vụ KHCN&MT, Bộ NN&PTNT: “Hiệu quả chưa thực sự cao là do hiện nay chúng ta chưa có cơ chế để gắn các nhà sản xuất với nhà khoa học. Các nhà khoa học thường đề cập đến những vấn đề mà họ cảm thấy dễ thực hiện, mang tính khả thi và tâm huyết của họ muốn làm. Có thể ý đồ trong khoa học thì rất tốt nhưng trong thực tế cuộc sống đôi khi cũng chưa phải là đã phù hợp với thực tiễn sản xuất.”
Theo ông Triệu Văn Hùng – Vụ trưởng Vụ KHCN&MT, Bộ NN&PTNT, mỗi năm, Nhà nước chi 1.000 tỷ đồng cho đầu tư phát triển khoa học công nghệ thì khoảng một nửa đầu là đầu tư cho xây dựng cơ bản, nửa còn lại thì 50% cho vào quỹ lương cùng hoạt động bộ máy, phần còn lại cho hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ, tỏng đó phần dành cho đề tài nghiên cứu chưa đến 200 tỷ đồng.
Ông Triệu Văn Hùng – Vụ trưởng Vụ KHCN&MT, Bộ NN&PTNT: “Chúng ta chưa có cơ chế để các nhà khoa học tập trung vào ý tưởng và sản phẩm của họ đến cùng. Làm sao để phần triển khai nghiên cứu (R) đến phần triển khai sản xuất (D) và đen phần sau cùng là phần thưởng (C) để thương mại hóa sản phẩm. Nhưng để thương mại hóa sản phẩm thì phải đạt đến một trình độ nhất định mới có thể ra đến thị trường được. Hiện nay, một đề tài nào đó đã hoàn thiện rồi, muốn triển khai nâng cấp lên để nâng cao trình độ, mức độ tiên tiến của nó lên thì thường bị phê bình là trùng lặp.”
Đối với các doanh nghiệp lớn thì việc nhập các thiết bị khoa học công nghệ không mấy khó khăn, nhưng với các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì đây là một bài toán khó, và mong muốn được áp dụng các nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước thì vẫn chỉ là hy vọng.
Ông Triệu Văn Hùng – Vụ trưởng Vụ KHCN&MT, Bộ NN&PTNT: “Nhu cầu cho nghiên cứu khoa học công ghệ rất lớn nhưng ngân sách của Nhà nước đầu tư mặc dù rất cố gắng nhưng không thể đáp ứng được. Khi mà được lựa chọn ưu tiên thì người ta chọn những vấn đề được số đông ủng hộ như các doanh nghiệp lớn hay những mặt hàng chủ lực phổ biến thì ddowjwc ưu tiên hơn những lĩnh vực mà sản xuất còn nhỏ.”
Theo Bộ NN&PTNT, hiện có 11 Viện Nghiên cứu trực thuộc Bộ, trong đó có 2 Viện được xếp hạng đặc biệt là Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam; tổng số cán bộ khoa học làm việc tại các Viện là hơn 7.930 người, trong đó có 67 Giáo sư và Phó Giáo sư, 426 TIến sỹ khoa học và Tiến sỹ, gần 1.300 Thạc sỹ. Hiện nay, có hàng nghìn doanh nghiệp nhỏ và vừa đang chờ sự đổi mới để áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Và vai trò của khoa học công nghệ ở đâu với hàng nghìn nhà nghiên cứu hiện nay, phải chăng nguồn nhân lực này đang bị bỏ ngỏ.
Agroinfo - InvestTV


Báo cáo phân tích thị trường