Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Dấu ấn Việt Nam tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2007
31 | 07 | 2007
Gần 50 CEO hàng đầu thế giới đã tham dự cuộc đối thoại với Chính phủ Việt Nam. Không chỉ đối thoại tập trung, các tập đoàn lớn đã có hàng chục cuộc gặp riêng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với những mối quan tâm đến Việt Nam và những dự án lên đến hàng tỉ USD. Các CEO đều đánh giá Việt Nam có tiềm năng rất lớn, một nền kinh tế đang nổi và có triển vọng to lớn trong tương lai gần, coi Việt Nam là một trong những nơi có nhiều cơ hội nhất trên thế giới hiện nay.
Kết thúc chuyến thăm Chính thức Italia, theo lời mời của .

Theo lời mời của Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Klaus Schwab, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới Thành phố Davos, Cộng hoà Thuỵ Sỹ. Đã có gần 50 CEO hàng đầu thế giới đã tham dự cuộc đối thoại với Chính phủ Việt Nam, con số được ghi nhận là kỷ lục mới tại Diễn đàn lần này tại Davos. Không chỉ đối thoại tập trung, các tập đoàn lớn đã có hàng chục cuộc gặp riêng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với những mối quan tâm đến Việt Nam và những dự án lên đến hàng tỉ USD. Các CEO đều đánh giá Việt Nam có tiềm năng rất lớn, một nền kinh tế đang nổi và có triển vọng to lớn trong tương lai gần, coi Việt Nam là một trong những nơi có nhiều cơ hội nhất trên thế giới hiện nay.Thông điệp mà các CEO gửi tới Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là họ muốn thiết lập quan hệ kinh tế với Việt Nam và kinh doanh đầu tư ở Việt Nam.

Sự tin tưởng vào triển vọng của Việt Nam còn thể hiện ở việc Ngân hàng hàng đầu thế giới Credit Suisse đã quyết định tài trợ cho Tập đoàn Vinashin của Việt Nam 700 triệu USD, và Tập đoàn Vinalines 1 tỉ USD để thực hiện các dự án trong nước. Tập đoàn Technip của Italia và Vinci của Pháp cũng đã ký với Lilama Việt Nam một thoả thuận thành lập tổ hợp nhà thầu quốc tế xây dựng một nhà máy hoá dầu ở Ả Rập Xê Út trị giá 1 tỉ USD và xây dựng Nhà máy Đạm Cà Mau trị giá trên 600 triệu Đô la.

Diễn đàn kinh tế thế giới được tổ chức hàng năm, quy tụ rất nhiều các nhà lãnh đạo quốc gia, các học giả và giới doanh nhân quốc tế. Các tập đoàn tham dự Diễn đàn là các tập đoàn đạt doanh thu tối thiểu 200 tỉ USD/năm. Con số 1.000 tập đoàn lớn tham dự Diễn đàn năm nay đã đóng góp khoảng 10.000 tỷ USD, chiếm 1/4 GDP toàn cầu.

Nói chuyện với các doanh nghiệp Việt Nam đi theo đoàn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng: Các tập đoàn hàng đầu thế giới quan tâm và đặt niềm tin vào Việt Nam không phải bởi từ bản thân nền kinh tế hiện tại. Mối quan tâm thực sự là ở cơ hội và triển vọng của nền kinh tế Việt Nam trong tương lai. Chẳng hạn tập đoàn thông tin di động lớn nhất thế giới Vodaphone của Anh sẵn sàng trở thành cổ đông chiến lược của nhiều công ty viễn thông di động của Việt Nam; hay Tổng Giám đốc Sở giao dịch chứng khoán New York trong cuộc gặp với Thủ tướng đã cam kết sẵn sàng giúp các doanh nghiệp Việt Nam đủ điều kiện niêm yết trên sàn giao dịch này. Thủ tướng nhấn mạnh: Đây là thời cơ lớn cho các doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên bản thân thời cơ sẽ không tạo ra kết quả, sẽ qua đi nếu như không nắm bắt được cơ hội, không có sự nỗ lực của bản thân mỗi doanh nghiệp cũng như Chính phủ. Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp Việt Nam phải nhanh chóng đưa ra những tính toán, định hướng chiến lược để tranh thủ thời cơ trong bối cảnh mới. Thành công hay không thành công phụ thuộc rất nhiều vào nỗ lực của mỗi doanh nghiệp.



Hoàng Ngân (Theo Vn Media)
Báo cáo phân tích thị trường