Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Nông dân trồng cà phê Indonesia lựa chọn sinh thái thay vì kinh tế và câu chuyện thành công của họ
06 | 10 | 2016
Trồng cà phê đang đẩy nhiều rừng nhiệt đới vào nguy cơ biến mất, nhưng một bộ phận nông dân Indonesia đang chứng minh rằng hoạt động kinh tế và sinh thái có thể cùng tồn tại.

Indonesia có một giấc mơ. Quốc gia có 17.000 hon đảo này đang từng bước đưa hoạt động trồng cà phê vào quỹ đạo trở thành “thức uống của thế kỷ 21”, theo Bộ trưởng Thương mại Thomas Lembong. Tại một quốc gia nhiệt đới nhiều đồi núi, nông dân đang hướng tới tầm nhìn bền vững.

Cà phê là cây trồng đang mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho Indonesia, với doanh thu xuất khẩu đạt 1,19 tỷ USD trong năm 2015, tăng 15% so với năm 2014. Ngoài ra, trong một động thái táo bạo nhằm quảng bá hình ảnh quốc gia, một vị trí đặc biệt đã được dành cho Indoneisa tại Triển lãm của Hiệp hội cà phê đặc sản Mỹ (SCAA) tổ chức tại Mỹ hồi tháng 4 vừa qua. Tại lễ khai mạc, ông Lembong đã nhấn mạnh làm cách nào mà cà phê đã khơi nguồn cho ý tưởng – làm bùng nổ những trí óc sáng tại trải dài từ Jakarta đến thung lũng Silicon. “Cà phê mà bạn thưởng thức từ Indonesia hỗ trợ sinh kế cho hàng triệu nông dân. Vượt trên cả sinh kế, đấy là một lối sống.”

Tuy nhiên, trong cùng thời gian diễn ra triển lãm, một tổ chức phi lợi nhuận tên là Conservation International đã công bố một nghiên cứu chỉ ra rằng biến đổi khí hậu có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung cà phê toàn cầu đến năm 2050. Báo cáo có tên là “Coffee in the Twenty First Century” (Cà phê trong thế kỷ 21) cho biết để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của thế giới đối với cà phê, sản xuất cà phê toàn cầu phải tăng trưởng với tốc độ 3 lần hiện nay từ nay đến năm 2050. Với tốc độ sản xuất này, cà phê có thể là nguyên nhân quan trọng dẫn tới suy thoái rừng, với mô hình chỉ ra rằng 60% diện tích phù hợp cho trồng cà phê đến năm 2050 sẽ là các cánh rừng nhiệt đới hiện tại.

Cà phê trong thế kỷ 21

Bài phát biểu đầy tham vọng của ông Lembong về cà phê Indonesia như là thức uống của thế kỷ 21 sẽ đòi hỏi các biện pháp đối phó khéo léo với biến đổi khí hậu.

Hiện nay, Indonesia nổi trội về phân khúc cà phe đặc sản, chủ yếu là cà phê Arabica dùng cho espresso và hàng loạt đồ uống khác. Arabica thường được trồng trong bóng râm và ở độ cao cao hơn Robusta, vốn là loại cà phê rẻ hơn, ít được ưa chuộng hơn và được trồng dưới ánh nắng ở độ cao thấp hơn.

Tại triển lãm SCAA, 17 loại cà phê của Indonesia đều được cho 83,5 điểm và vượt trên 100 kiểm tra, một tiêu chuẩn mà ngành này đặt ra cho những nhà tuyển chọn được chứng nhận. Các chuyên gia ngành cà phê, sử dụng những từ ngữ như cho mô tả rượu vang, cho rằng các loại cà phê này không giống bất cứ loại nào khác, tung hô vị ngọt và hương hoa dại của các loại cà phê này.

Một sản phẩm được tấn thưởng trong triển lãm lần này là loại cà phê Mount Malabar từ Tây Java, một loạt cà phê trồng trên đồi dốc trong rừng, được làm mát bởi một lớp sương mù dày đặc. Vào cuối thập niên 90, khi Indonesia đang vật lột trong cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á, ngày càng nhiều dùng cách trồng rau để tự đáp ứng nhu cầu, và rát nhiều khu vực trước đây là rừng phòng hộ đã bị phát quang cho sản xuất nông nghiệp, gây ra xói lở và ô nhiễm ở hạ nguồn.

“Sinh thái, không phải là kinh tế”

Nông dân trồng cà phê Supriatnadinuri, còn có tên là Nuri, đến từ Pasir Mulya, một làng nằm dưới chân núi. Năm 2002, ông và những người trồng cà phê khác tại vùng đồi thấp đã ngăn chặn xói mòn bằng cách trồng một loạt các loại cây bản địa để tạo bóng râm cho cây cà phê. Động lực của họ, theo ông nói, là “hệ sinh thái, chứ không phải kinh tế”.

“Các cây bị đốn và trong hàng năm trời vùng đất này bị hoang hóa. Nếu trời mưa, làng mạc chịu ngập lụt. Nếu trời nắng, làng mạc khô công và bụi mù mịt”, ông Nuri cho biết.

Bước lên trên vùng núi này ngày nay là một hệ sinh thái phong phú, với cà phê và các loại cây bản địa được trồng để che bóng râm, một loạt các loại côn trùng, bò sát, và chim hót khắp nơi. Một cánh rừng sum xuê là mục tiêu của những người nông dân trồng cà phê nhưng họ đã đạt được nhiều thứ hơn thế.

Trong chưa đầy một thập kỷ, sản lượng cà phê thu hoạch hạn chế tại vùng núi Malabar trở thành một sản phẩm có nhu cầu cao, được chào đón trên thị trường quốc tế nhờ hương vị mạnh và ngọt ngào của nó.

Báo cáo của Conservation International dự báo rằng biến đổi khí hậu sẽ gây thiệt hại cho các khu vực sản xuất Arabica như khu vực này, vốn ít thích nghi với thời tiết ấm áp hơn. Những người trồng cà phê có thể thay Arabica bằng Robusta hoặc di chuyển lên vùng cao hơn, có thể sẽ để lại những khu vực rừng núi bị tàn phá. Nuri cho biết ông vẫn chưa cải tạo vùng rừng ở phía trên núi để tăng sản lượng, nhắc lại tôn chỉ của ông là sinh thái, không phải kinh tế.

Trở lại năm 2006, do ưa thích loại cà phê vùng Tây Java, Nathanael Charis đã liên lạc với ông Nuri và những người trồng cà phê khác, chia sẻ kiến thức của ông về canh tác hữu cơ và thực hành chế biến tốt hơn. Những nỗ lực được đẩy mạnh vào năm 2008, với các hội thảo dành cho nông dân được chính phủ hỗ trợ, và năm 2009, loại cà phê này đạt những tiêu chuẩn khắt khe của Toby tại Úc.

Giờ đây, những bài học từ miền Tây Java đang được áp dụng tại các khu vực khác và Nuri đang giúp các cộng đồng trồng cà phê tại Sulawesi và Lombok đạt năng suất và thu nhập cao hơn.

Làng Sembalun, Lombok, nằm tại một thung lũng trên cao, xung quanh là các ngọn núi, gồm núi Rinjani, núi cao thứ hai tại Indonesia. Hầu hết các cây cà phê tại khu vực này đã bị chặt bỏ từ thập niên 1980, thay bằng tỏi, và những cây cà phê còn lại cho cà phê chất lượng thấp – 1kg cà phê chỉ đổi được hai con cá ướp muối nhỏ.

3 năm trước đây, một nông dân địa phương tên là MS Wathan và một số người trồng cà phê khác đã thành lập một HTX tên là Sankabira, với mục tiêu mang lại thịnh vượng cho cộng đồng bằng khôi phục lại những truyền thống và văn hóa xưa cũ. Một trong những truyền thống này là trồng cà phê, và năm 2014, Nuri đã thăm làng để chia sẻ kiến thức trồng cà phê hữu cơ và tôn chỉ đặt môi trường lên ưu tiên hàng đầu.

Đây thực sự là một bước đột phá cho Sankabira và họ đặt tên cho loại cà phê của mình là Pahlawan, nghĩa là “những anh hùng” trong ngôn ngữ Bahasa Indonesia. “Chúng tôi đặt tên loại cà phê này là Pahlawan bởi không ai có thể thay đổi cuộc sống của chính bạn ngoài bạn. Trong trường hợp này, chúng tôi – những nông dân, và chỉ chúng tôi, những nông dân, mới có thể thay đổi cuộc sống của chính chúng tôi”, ông Wathan nói.

Việc tái canh rất nhiều cây cà phê đã ngăn chặn lở đất tại Sembalun, trong khi các cây cà phê có chiều cao trung bình, có vị chocolate của họ đang ngày càng có chất lượng tốt hơn qua từng mùa thu hoạch và gây ấn tượng với những người sành sỏi cà phê.

Chuyển lợi nhuận thành phát triển cộng đồng

Lợi nhuận từ năng suất cao hơn nhờ sự chia sẻ của Nuri đã giúp cộng đồng địa phương  xây dựng một lớp học, mà người dân địa phương ở bất cứ độ tuổi nào đều có thể tham gia. Tại một góc, những học sinh tiểu học đang đọc, tại một góc khác, những bà mẹ đang học làm các đồ thủ công mỹ nghệ để tăng thu nhập.

Ông Wathan hoàn toàn ủng hộ cách tiếp cận mang tính chất bảo tồn này. “Điều quan trọng là chúng tôi đang trồng lại cà phê, những lá phổi của trái đất. Chuyến thăm của Nuri đã tạo động lực rất lớn cho chúng tôi. Sau khi ông tới, chất lượng cà phê của chúng tôi tăng lên rất nhiều. Trước đó, chất lượng thấp bởi chúng tôi không biết cách chăm sóc các cây cà phê.”

Conservation International cũng ủng hộ những người trồng cà phê trên khắp Sumatra, những người đang vất vả đối phó với thời tiết khó lường và dịch bệnh bùng phát. Hợp tác với các cơ quan chính phủ, hỗ trợ của tổ chức này tập trung vào cải thiện các hệ sinh thái bóng râm cho cây cà phê, bảo tồn rừng và nguồn nước ngọt.

Người phát ngôn của tổ chức Chase Martin cho biết tăng năng suất có thể đạt được với cách tiếp cận “sản xuất và bảo tồn”, nghĩa là xác định các vùng đất mà hoạt động thâm canh sản xuất có ảnh hưởng thấp tới các cánh rừng, nguồn nước và các tài nguyên tự nhiên khác và hoạt động canh tác tại đây giúp tăng năng suất và bảo vệ các cánh rừng lân cận. Ông Martin cho biết, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tập huấn cải thiện thực hành sản xuất – liệu cây cà phê nên được trồng trong bóng râm hay dưới ánh mặt trời – dẫn tới những cải thiện về năng suất.

Các giống cây cà phê mới có thể thích ứng với các điều kiện khắc nghiệt hơn, ngăn việc nông dân di cư tới các khu vực có điều kiện tương tự như các khu vực sản xuất hiện nay. Tất nhiên, không chỉ có nông dân cần được duy trì các thói quen, cả những người uống cà phê cũng góp phần quan trọng.

Tại chuỗi cà phê Morning Glory tại Bandung, Charis cung cấp những tách cà phê miễn phí và giáo dục khách hàng như là một phần của trải nghiệm cà phê. Bao gói cà phê của họ làm nổi bật lên câu chuyện và hình ảnh của một nông dân tại nơi sản xuất, kết nối người tiêu dùng với nông dân. Charis tin rằng vẫn còn một quãng đường dài phía trước để đạt được một văn hóa tiêu dùng cà phê có ý thức hơn, nhưng những gì đã đạt được vào lúc này cũng đang cải thiện đời sống của nông dân rất nhiều. “Không phải nơi cà phê xuất xứ thực sự quan trọng, mà điều quan trọng là người nông dân được trả bao nhiêu cho công sức lao động của mình”, ông nói.

Định nghĩa về “người yêu cà phê” đang được viết lại cho thế kỷ 21. Đó không còn là những người uống 5 cốc cà phê mỗi ngày, mà là những người lựa chọn mang lại sự thịnh vượng cho người trồng cà phê và các nguồn tài nguyên tự nhiên của họ.

Theo Focus ASEAN



Gappingworld
Báo cáo phân tích thị trường