Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Tin vắn ngành thịt, thủy sản ngày 23/11
23 | 11 | 2016
Việt Nam là thị trường tiềm năng cho các sản phẩm thịt, phụ phẩm ngành thịt của EU. Nhật Bản, Hàn Quốc, Hong Kong hạn chế nhập khẩu gia cầm từ Đức. Xuất khẩu Việt Nam bị đe dọa do thủy sản nhiễm kim loại nặng

Việt Nam là thị trường tiềm năng cho các sản phẩm thịt, phụ phẩm ngành thịt của EU

Lo ngại ngày càng tăng về ATTP và ưa chuộng thịt nhập khẩu là các nguyên nhân khiến các nước châu Âu thúc đẩy kinh doanh các sản phẩm thịt trên thị trường Việt Nam, đặc biệt là khi EU – Việt Nam FTA có hiệu lực từ năm 2018. Một phái đoàn gồm 42 doanh nghiệp dẫn đầu bởi Phil Hogan, Ủy viên Nông nghiệp EU, đã tổ chức các cuộc gặp với nỗ lực tăng cường hợp tác và hoạt động hướng tới triển khai EVFTA. Cuộc gặp cho thấy người tiêu dùng Việt Nam không chỉ ưa thích thịt lợn chất lượng cao, mà còn cả các phụ phẩm sản phẩm gia cầm. Khoảng 100 nhà xuất khẩu EU hiện đang xuất khẩu các sản phẩm thịt sang Việt Nam. Nhập khẩu thịt của Việt Nam từ EU tăng từ 10 tấn năm 2012 lên 711 tấn năm 2015.

Nhật Bản, Hàn Quốc, Hong Kong hạn chế nhập khẩu gia cầm từ Đức

Nhật Bản, Hàn Quốc và Hong Kong là những nước mới nhất đặt ra các hạn chế nhập khẩu đối với gia cầm từ Đức sau các đợt bùng phát dịch cúm gia cầm tại nước này. 8 nước châu Âu và Israel đã phát hiện ra các trường hợp nhiễm H5N8 trong vài tuần qua và một số nước đã yêu cầu các cơ sở chăn nuôi nhốt vật nuôi để tránh phát tán dịch bệnh. CÁc đợt bùng phát mới nhất chủ yếu liên quan đến chim hoang dã, nhưng Đức, Hungary và Áo cũng cho biết các trường hợp nhiễm cúm gia cầm ở vịt nhà và các trang trại nuôi gà Tây. Hầu hết các đợt bùng phát tại châu Âu có thể diễn ra trong vài tuần tới khi chim hoang dã di cư mang mầm bệnh xuống phía Nam.

Xuất khẩu Việt Nam bị đe dọa do thủy sản nhiễm kim loại nặng

Mục tiêu xuất khẩu 7 tỷ USD năm 2016 của Việt Nam có thể không đạt được do số lô hàng  bị nhiễm các chất cấm sang thị trường EU đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (Nafiqad) và Bộ NNPTNT (MARD) đã áp đặt các biện pháp kiểm soát ngặt nghèo hơn đối với xuất khẩu thủy sản, đặc biệt từ những công ty bị đưa vào danh sách cảnh báo của EU nó và toàn ngành sản xuất thủy sản xuất khẩu nói chung. Nafiqad đã nhận được thông tin về 11 trường hợp lô hàng bị nhiễm mercury và cadmium. “Số lượng vi phạm tăng gấp 2,2 lần so với năm 2015”, theo ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Nafiqad cho biết.

Theo Asian Agribiz



Gappingworld
Báo cáo phân tích thị trường