“Các nhà sản xuất rau quả đang có lợi từ tăng trưởng ổn định của dân số Mỹ, cũng như từ thực tế là tất cả các nhóm tuổi đều có mức độ sử dụng tăng, đặc biệt là những người trưởng thành thế hệ X”, theo David Sprinkle, giám đốc nghiên cứu tại Packaged Facts. “Trái cây và rau được dự báo là tiếp tục tăng trưởng tó trên toàn cầu. Thu nhập khả dụng tăng sẽ khuyến khích người tiêu dùng mua các sản phẩm rau quả cao cấp, bao gồm rau quả bản địa, không biến đổi gene và rau quả hữu cơ. Ngoài ra, các chiến lược marketing tập tủng vào sức khỏe và hương vị ngon của thực phẩm tươi sẽ giúp tăng tiêu dùng trên đầu người trong nhóm hàng này”.
Cơ hội gần như là vô hạn, nhưng như ông Sprinkle nhấn mạnh, một số khuynh hướng có tác động mạnh hơn các khuynh hướng khác. 6 khuynh hướng chính dưới đây mà Packaged Facts dự báo sẽ định hình tăng trưởng thị trường rau quả trong tương lai, bao gồm:
-
Mua sắm thực phẩm trực tuyến và sử dụng dịch vụ vận chuyển khuyến khích tiêu dùng: Thế hệ trẻ và các gia đình có trẻ nhỏ có lịch trình hoạt động bận rộng và thường không có thời gian lên kế hoạch và mua sắm các bữa ăn lành mạnh. Sự thuận tiện của mua sắm thực phẩm trực tuyến trong bối cảnh nhân khẩu học này đặc biệt hấp dẫn, cho phép người tiêu dùng mua sắm mà không cần phải mất nhiều thời gian tìm kiếm tại các cửa hàng. “Người tiêu dùng ngày càng tìm kiếm các thực phẩm lành mạnh, và với sự tiện dụng tăng lên nhờ đặt hàng trực tuyến, họ có thể và sẽ mua nhiều rau quả hơn”.
-
Tăng tiện dụng với dịch vụ vận chuyển các giải pháp bữa ăn khuyến khích khách hàng mua sắm: Một dịch vụ tiện lợi khác là tạo ra các giải pháp bữa ăn, nghĩa là cung cấp tát cả các nguyên liệu cần thiết để chuẩn bị một bữa ăn theo đúng tỷ lệ chuẩn. Các giải pháp bữa ăn rất thu hút các thế hệ trẻ và người trưởng thành thế hệ X, đặc biệt là người độc thân và nam giới. Sự tiện dụng của dịch vụ này cho phép các khách hàng bận rộn có thể nấu ăn các bữa ăn lành mạnh, với lượng đồ ăn vừa vặn giúp giảm lãng phí thực phẩm cho người độc thân, những người có thể cho rằng các lựa chọn tại các cửa hàng tạp hóa là quá nhiều so với nhu cầu của họ.
-
Cộng đồng hỗ trợ các thị trường nông sản và nông dân nảy sinh từ chính địa phương: Cộng đồng hỗ trợ cho các chương trình nông nghiệp (CSAs) hiện diện tại một số khu vực, nhưng những năm gần đây, các cộng đồng này đã lan ra khắp nước Mỹ khi người tiêu dùng không ngừng tìm kiếm sản vật bản địa, tốt cho sức khỏe, và để hỗ trợ cho thương mại địa phương. CSAs gồm các thành viên cộng đồng cam kết hỗ trợ cho một trang trại địa phương thông qua trang trải chi phí vận hành và trở thành một cổ đông của trang trại. Đổi lại, các thành viên CSA sẽ nhận được các nông sản tươi từ trang trại trong suốt mùa nuôi cấy. “Bán hàng trực tiếp cho các thành viên cộng đồng mang lại lợi ích cho cả nông dân và người mua, do nông dân có đảm bảo tài chính tốt hơn thông qua chia sẻ rủi ro của các vụ mùa thất bát, trong khi người mua có thực phẩm tươi với mức độ đa dạng hơn các cửa hàng, đôi khi với chi phí rẻ hơn nhờ không phải thông qua trung gian”, ông Sprinkle cho biết.
-
Thực đơn và siêu thực phẩm thúc đẩy lợi ích sản xuất: Người tiêu dùng ngày càng chú ý tới sức khỏe và tìm kiếm các thực đơn, thực phẩm tươi trong giai đoạn 2011 – 2016. Các thực đơn thời thượng như paleo, thực phẩm thô, nhấn mạnh vào các lợi ích sức khỏe của rau quả tươi, thu hút phần lớn những người trẻ. Tuy nhiên, phần lớn những người ăn uống lành mạnh nhất có khuynh hướng là nhóm người lớn tuổi hơn do họ có nhiều mối lo liên quan đến sức khỏe tuổi tác hơn. Thế hệ Baby Boomer là nhóm tuổi chiếm vai trò quan trọng nhất trong phân khúc thị trường thực phẩm tươi. Thế hệ trẻ có khuynh hướng ít ăn thực phẩm tươi hon do họ thường quá bận để chuẩn bị các bữa ăn lành mạnh, và tuổi trẻ giúp họ ít lo lắng hơn về sức khỏe. “Trái cây với lượng đường tự nhiên được cho là hàng thay thế tốt hơn cho các mặt hàng ngọt như bánh kẹo, đồ ăn vặt. Do đồ ăn vặt trở nên được tiêu dùng phổ biến hơn trong suốt các thời điểm trong ngày, các loại rau và trái cây tươi ăn liền là lựa chọn hấp dẫn đối với nhiều khách hàng có các chế độ ăn thay thế đồ ăn ngọt và các đồ ăn vặt chế biến khác. Ngoài ra, mọi người đang tìm kiếm các thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn thường tìm đến các loại thực phẩm được gọi là “siêu thực phẩm” như một cách để duy trì sự lành mạnh, với sự ưa chuộng ngày càng lớn đối với quả bơ chẳng hạn”, ông Sprinkle chia sẻ.
-
Các rau quả ngoại lai đang làm nóng thị trường: Những thay đổi đa văn hóa tiếp diễn tại Mỹ dẫn đến tăng trưởng mạnh trên thị trường các thực phẩm cay trong nửa thập kỷ qua. Những người tiêu dùng trẻ tuổi tìm kiếm các hương vị mới thì các loại ớt cay trở nên đặc biệt được ưa chuộng. Tiêu dùng ớt tăng 5%/năm từ 2011 – 2016. Sự quan tâm tới các loại ớt cực cay còn khiến một số người nhận các “thử thách ăn cay”. Các loại ớt ít cay hơn dành được sự ưa chuộng tiêu dùng phổ biến hơn và cộng đồng người nói tiếng Tây Ban Nha tăng lên cùng với sự quan tâm ngày càng lớn đối với ẩm thực Mexico và Nam Mỹ, đặc biệt là trong nhóm người trẻ tuổi. Do những người trẻ đang có khẩu vị ngày một cay hơn, họ sử dụng các loại ớt trong nấu nướng và chia sẻ các ý tưởng nấu nướng trên mạng, qua đó càng thu hút mọi người tham gia vào khuynh hướng ăn cay hiện nay.
-
Tận dụng sự vận động của nhóm “thực khách linh động”: Liên tục đưa ra các cơ hội thử thách đối với những người tiêu dùng thịt được coi là những “thực khách linh động”. Những người ăn chay vốn tiêu dùng một lượng lớn rau quả, nhưng những “thực khách linh động” có thể được thuyết phục ăn nhiều rau quả hơn, ít thịt hơn, sẽ là một cơ hội thúc đẩy tiêu dùng rau quả tại Mỹ.
Theo Asia Food Journal (gappingworld.com)