Nhà sản xuất sữa hàng đầu New Zealand nhắm đến thị trường Việt Nam
Fonterra Group, nhà xuất khẩu các sản phẩm sữa lớn nhất New Zealand, và Deosan Dairy Equipment Company, đang bày tỏ mong muốn đầu tư vào Việt Nam. CEO Fonterra Group, Lukas Paravicini, cho rằng Việt Nam là một thị trường quan trọng đối với Fonterra. Công ty chuyên cung cấp các nguyên liệu thô từ sữa và các sản phẩm dinh dưỡng cho thị trường Việt Nam. Trong khi đó, Deosan bày tỏ ý định hỗ trợ các trang trại chăn nuôi bò sữa Việt Nam các trang thiết bị vắt sữa, các dịch vụ thú y, quản lý và thiết kế trang trại, và các hệ thống quản lý chất lượng. Cả hai doanh nghiệp nước ngoài này đều nhấn mạnh thị trường sữa Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và được coi là một trong những thị trường hấp dẫn nhất thế giới.
Vinamilk sản xuất thực phẩm chức năng
Vinamilk vừa ký hợp đồng đối tác chiến lược với DHG Pharma để sản xuất thực phẩm chức năng. Vinamilk sẽ nghiên cứu bổ sung protein thực vật đặc biệt – vốn là dòng sản phẩm thế mạnh của DHG Pharma – vào các sản phẩm sữa bột và sữa chua. Hai công ty sẽ điều phối hoạt động sản xuất các thực phẩm chức năng, xây dựng các sản phẩm có thương hiệu chung, phát triển các hệ thống hiện tại và tận dụng mạng lưới phân phối của nhau. “Trong 5 – 7 năm qua, hai công ty đã chia sẻ kinh nghiệm và lần hợp tác này xác lập một nền tảng mạnh mẽ cho sự hợp tác trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm chức năng”, theo bà Mai Kiều Liên – tổng giám đốc Vinamilk cho biết.
F&N có kế hoạch mua 18,25% cổ phần tại Vinamilk
F&N Dairy Investments đã chính thức hoàn thành mua 6,6 triệu cổ phần của CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk), qua đó nâng tỷ lệ sở hữu của F&N trong Vinamilk lên 17,25%. F&N đã đăng ký mua 14,5 triệu cổ phân của Vinamilk trong giai đoạn từ 27/3 – 24/4. Nếu giao dịch thành công, quỹ này sẽ nâng tỷ lệ sở hữu Vinamilk lên hơn 264,9 triệu cổ phần, tương đưng 18,25%. “Khoản đầu tư chiến lược vào Vinamilk giúp chúng tôi giảm sự phụ thuộc vào các thị trường lớn như Singapore, Malaysia và Thái Lan, và tham gia và sự tăng trưởng năng động trong nền kinh tế Việt Nam”, ông Charoen Sirivadhanabhakdi, tỷ phú Thái Lan đã thâu tóm F&N Dairy Investments cho hay.
Dự án 20.000 con bò sữa mới đang triển khai
Vinamilk vừa khánh thành trang trại đầu tiên trong chuỗi 5 trang trại tại tổ hợp trang trại bò sữa công nghệ cao tại Thanh Hóa. Trang trại này xây dựng trên diện tích 40ha và có chi phí 32 triệu USD, hiện có 4.000 con bò sữa, đáp ứng các tiêu chuẩn GlobalGAP về quản lý trang trại và chất lượng sữa tươi nguyên nhất, sử dụng công nghệ quản lý Dairy Plan, công nghệ được phát triển bởi GEA Farm Technologies (Mỹ). Sữa tươi được thu hoạch và vận chuyển thông qua các đường ống lạnh duy trì ở nhiệt độ 2 – 4 độ C. Theo lộ trình của dự án, từ nay tới năm 2020, 4 trang trại khác trong tổ hợp sẽ được hoàn thành, bao gồm một trang trại bò sữa hữu cơ, qua đó nâng quy mô của trang trại bò sữa chất lượng cao tại Thanh Hóa của Vinamilk đạt mục tiêu 110 lít sữa mỗi ngày. “Trang trại này đóng góp cho sự phát triển của một nền nông nghiệp bền vững và hiện đại”, bà Mai Kiều Liên, tổng giám đốc Vinamilk, phát biểu.
Ưu tiên sản xuất sữa hữu cơ
Vinamilk đang ưu tiên phát triển các trang trại sản xuất sữa hữu cơ, cụ thể là mở rộng các trang trại hữu cơ tại Đà Lạt và Thanh Hóa, nhằm đáp ứng nhu cầu đối với sữa hữu cơ chất lượng cao, theo báo cáo thường niên của Vinamilk công bố ngày 31/3/2018. Bên cạnh các trang trại tại hai tỉnh trên, Vinamilk cũng đang có kế hoạch tìm một địa điểm tại miền nam và trung Việt Nam để chăn nuôi bò sữa. Công ty tự tin sẽ tăng tốc phát triển sữa hữu cơ trong tương lai gần. Vinamilk đã triển khai hoạt động sản xuất sữa hữu cơ từ năm 2017 và là công ty đầu tiên tại Việt Nam sản xuất thành công loại sữa chất lượng cao này.
Vinamilk đặt mục tiêu doanh thu 2,4 tỷ USD trong năm 2018
Vinamilk đặt mục tiêu đạt doanh thu 2,4 tỷ USD trong năm 2018, tăng 8,5% so với năm 2017, và lợi nhuận 470 triệu USD, tăng 4,6%, trong năm 2018. Theo bà Mai Kiều Liên, tổng giám đốc Vinamilk, thị phần trên thị trường sữa Việt Nam của Vinamilk hiện là 58%. “Tăng trưởng phải dựa trên cung – cầu và vận động thị trường. Để dành 1% thị phần trong ngành sữa, Vinamilk phải tăng trưởng trên 7%. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp cũng phụ thuộc vào các ngành khác”, và bà nhấn mạnh.
TH Group hiện đại hóa quản lý nguồn nhân lực
Nhà sản xuất sữa tư nhân lớn nhất Việt Nam TH Milk vừa cho ra mắt các giải pháp SAP cho quản lý nguồn nhân lực, giúp công ty tăng năng suất, cải thiện sự hài lòng của nhân viên và tối ưu hóa hiệu quả quản lý. SAP SuccessFactors tích hợp các công cụ quản lý nguồn nhân lực cốt lõi như tập huấn cho nhân viên mới, các công cụ hợp tác và xây dựng mạng lưới, các hệ thống quản lý tập huấn (LMS), quản lý hiệu quả quản lý, tuyển dụng, tập huấn và tái tập huấn của các nhóm kế tiếp, quản lý tài năng và phân tích HT. Prakash C Balakrishnan, giám đốc nhân sự của tập đoàn TH tiết lộ: “Hiện TH Group có 6.500 nhân viên. Con số này dự kiến sẽ tăng lên cùng với sự tăng trưởng của TH True Milk”.
Theo Asian Agribiz (gappingworld.com)