Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Canađa: Thị trường xuất khẩu thủy sản lớn ở Bắc Mỹ
08 | 10 | 2007
Sau Nhật Bản, Canađa là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 của thủy sản Mỹ. Những năm gần đây, doanh số thủy sản sang Canađa đã tăng lên rất mạnh, năm 2005 đạt mức kỷ lục 681 triệu USD, tăng 5,3% so với năm 2004. Sản lượng thủy sản

Năm 2005, sản lượng đánh bắt thương mại của Canađa đạt 1.027.798 tấn, giảm 4,1% so với mức đạt được năm 2004. Nguyên nhân sụt giảm chủ yếu là sản lượng khai thác của các loài thủy sản có vỏ (điệp giảm 30%), cá nổi khác giảm.

Năm 2005, sản lượng cá đáy đạt mức cao nhất trong nhiều năm với 288.518 tấn. Năm 2006, dự báo sản lượng thủy sản đánh bắt đạt khoảng 1,1 triệu tấn, cũng tương đương như năm 2005 nhưng có dấu hiệu tăng lên đáng kể của sản lượng thủy sản có vỏ.

Sản lượng thủy sản nuôi của Canađa đã giảm liên tục trong hai năm liền từ năm 2003 - 2004. Năm 2005 đã tăng nhẹ 6%, đạt 154.083 tấn. Nhưng sản lượng cá hồi nuôi sụt giảm gần 8% so với năm trước. Đây là loài chiếm phần chủ yếu trong sụt giảm sản lượng.

Sản lượng thủy sản của Canađa (tấn)
Loài
2003
2004
2005

2006 (Dự kiến)

Cá đáy
256.556
248.614
288.518
280.000
 
 
 
 
 
Cá nổi
348.020
331.136
318.710
310.000
 
 
 
 
 
TS có vỏ
466.350
491.432
420.570
435.000
 
 
 
 
 
Cộng
1.070.926
1.071.182
1.027.798
1.025.000

Thực vật biển, trứng cá vv...

48.969
45.144
17.407
25.000

Tổng sản lượng

1.119.895

1.116.326

1.045.205

1.050.000

Nhập khẩu

Sau Nhật Bản, Canađa là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 của thủy sản Mỹ. Những năm gần đây, doanh số thủy sản sang Canađa đã tăng lên rất mạnh, năm 2005 đạt mức kỷ lục 681 triệu USD, tăng 5,3% so với năm 2004.

Hiện nay, Trung Quốc đang nổi lên như một nhà cung cấp thủy sản và các sản phẩm thủy sản cho Canađa. Mười năm trở lại đây thị phần của Trung Quốc đã tăng mạnh trên thị trường thủy sản Canađa, từ 4% năm 1996 lên 18% năm 2005. Thực tế, Trung Quốc đẩy mạnh được thị phần là nhờ chiếm lại được thị phần của nhiều nước khác, nhưng không phải của Mỹ và Thái Lan. Xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc sang Canađa chủ yếu là các mặt hàng chính như: philê cá đông lạnh, các loại tôm và mực ống.

Xuất khẩu

Canađa cũng là nước xuất khẩu thủy sản tương đối lớn ở bắc Mỹ. Tuy nhiên từ trước năm 2000, thị trường tiêu thụ chủ yếu của thủy sản nước này là Mỹ, chiếm 68% tổng xuất khẩu TS. Những năm sau đó, các nhà XKTS của Canađa đã mở rộng đáng kể các thị trường nước ngoài khác, vì vậy sự phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Mỹ đã giảm mạnh. Đến năm 2005 chỉ còn chiếm 49% tổng XKTS của nước này.

Trong giai đoạn 2000-2005, tốc độ tăng trưởng hàng năm về xuất khẩu thủy sản sang Nga của Canađa đạt 63%, sang Trung Quốc 33%, sang Đan Mạch 16% và sang Nhật Bản là 7%, sang Mỹ chỉ tăng 1%.

Tiêu thụ trên đầu người của Canađa (kg/người/năm)

 
2000
2001
2002
2003
2004*
Cá biển
 
 
 
 
 
tươi và đông
 
 
 
 
 
lạnh
4,51
4,39
4,01
4,42
4,50
- Đã chế biến
2,19
2,67
2,96
2,80
2,80
Thủy sản có vỏ
2,35
2,12
2,17
2,02
1,92
Thủy sản tươi
0,46
0,47
0,43
0,53
0,51
Tổng
 
 
 
 
 
tiêu thụ
9,51
9,65
9,55
9,78
9,73


Theo Vasep
Báo cáo phân tích thị trường