Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Đặt Mua Báo Cáo
Trang Chủ
Giới thiệu
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Các lĩnh vực chuyên môn
Kinh nghiệm
Giá trị cốt lõi
Đối tác
Tin tức
Tin tức
Ðiều
Hồ tiêu
Lâm sản &gỗ
Rau quả
Chè
Sữa
Cà phê
Mía đường
Cao su
Thịt & thực phẩm
Phân bón
Thức ăn chăn nuôi
Thủy sản
Lúa gạo
Hoạt động
Bản tin
Các dự án,hoạt động đã làm
Các dự án
Nhân sự
Ban lãnh đạo
Phòng Tổng hợp
Phòng Thông tin truyền thông
Sản phẩm
Dữ liệu
Thư viện
Chính sách và chiến lược phát triển kinh tế: Cần tư duy mới
01 | 04 | 2008
Sự đột phá về chính sách, sự đột phá về tầm nhìn, về tư duy chiến lược là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến sự phát triển thành công và bền vững của một nền kinh tế…
Trong bối cảnh hiện nay, khi nền kinh tế thế giới có nhiều biến động và nền kinh tế Việt Nam đã có một thế và lực mới, thì việc thay đổi cách tiếp cận cũ, cũng như cách tư duy lạc hậu để bắt kịp yêu cầu phát triển của thời đại là điều cần làm ngay đối với các nhà hoạch định chính sách…
Nhận diện vấn đề thời đại
Kinh tế thế giới trong thời gian vừa qua đã có nhiều thay đổi mạnh mẽ. Một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ đang có nền kinh tế trỗi dậy nhanh chóng, trong khi đó Mỹ - quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh nhất thế giới lại có dấu hiệu suy thoái. Bên cạnh đó cũng đang diễn ra một sự phân bố lại các dòng vốn đầu tư, hệ thống phân công lao động toàn cầu, hệ thống cơ cấu tiền tệ. Đáng chú ý là Đông Á hiện đang nắm giữ một lượng tài chính khổng lồ ước tính hơn 4.000 tỷ USD và đang trở thành một trung tâm quyền lực tài chính hùng mạnh… Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đình Thiên, Phó viện trưởng Viên Kinh tế Việt Nam cho rằng: “Việc nhận diện vấn đề thời đại để chuyển hóa thành lợi ích của Việt Nam là vấn đề không đơn giản. Việc định vị tọa độ của Việt Nam trong mạng kinh tế toàn cầu, cũng như việc Việt Nam sẽ tham gia như thế vào cấu trúc kinh tế mạng là vấn đề rất quan trọng. Cấu trúc kinh tế mạng này là một cách thức tổ chức rất mới của nền kinh tế thế giới mà bản chất của nó là hệ thống phân công lao động và mạng sản xuất theo chuỗi giá trị gia tăng. Nếu không hiểu được thực chất của cấu trúc mạng kinh tế toàn cầu thì việc đánh giá về các chủ thể phát triển sẽ bị sai lệch. Việt Nam là nước đi sau mà vẫn tư duy theo kiểu cũ về chủ thể phát triển thì sẽ lạc hậu với xu thế phát triển của thế giới!”. Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, bên cạnh tận dụng và phát huy những lợi thế sẵn như tài nguyên, nguồn lao động, Việt Nam cũng cần phải nhanh chóng thực hiện quá trình công nghiệp hóa, nhằm tạo ra giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu, cũng như tham gia có hiệu quả vào mạng lưới sản xuất của khu vực. Để thực hiện được điều này, chúng ta cần phải có một quá trình tích tụ nghĩa là tạo nên các qui mô kinh tế, như các khu công nghiệp, khu chế xuất, tạo ra các dịch vụ hậu cần…. Nhưng hiện nay quá trình này đang được phân bố không hợp lý khiến một số địa phương gặp phải những sự quá tải. Theo Tiến sĩ Võ Trí Thành, Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương: “Hiện, quá trình tích tụ đang xảy ra ở Việt Nam, và tập trung tại 2 thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh. Nhiều quốc gia trong Đông Nam Á trước đây đã thực hiện quá trình này và gặp phải vấn đề đầu tư quá mức vào một số thành phố gây những hiệu ứng không tốt về xã hội và môi trường. Hiện nay, Hà Nội và Hồ Chí Minh đang vấp phải vấn đề như Bangkok, Jakarta, Manila…”.
Đầu tư thích đáng, có quy hoạch hợp lý
Một cản trở lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế nước ta hiện nay đó là hệ thống cơ sở hạ tầng. Vẫn biết đây là một vấn đề khó và không phải một sớm, một chiều có thể giải quyết được. Điều đáng bàn ở đây là liệu cách thức mà chúng ta tư duy và tiếp cận để giải quyết những khó khăn, tồn tại trong việc phát triển cơ sở hạ tầng đã đúng hay chưa? Từ thực tiễn phát triển của Trung Quốc cho thấy, việc bố trí, quy hoạch và xây dựng các hệ thống đường sông, đường sắt và đường bộ, đường hàng không của nước này rất rõ ràng, bài bản và hợp lý. Do đó Trung Quốc hấp thụ rất tốt nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Hiện nay, chi phí vận tải cho việc vận chuyển một container 20 feet của Việt Nam sang châu Âu khoảng 701 USD trong khi của Trung Quốc là 335 USD (chưa bằng 1/2). Và với sự chênh lệch như thế này thì hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ khó cạnh tranh với hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc. Hiện, chúng ta đang xây dựng và phát triển khá nhiều cảng biển, tuy nhiên việc bố trí vị trí các cảng biển ra sao, và lựa chọn những cảng biển nào làm trung tâm cần phải được xem xét kỹ lưỡng để có thể mang lại hiệu quả tối ưu. Trong khi hệ thống giao thông vận tải của đất nước còn yếu kém thì lối tư duy chủ quan của một số nhà quy hoạch không dựa trên yêu cầu thực tế đã khiến nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng bị lãng phí. Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Kế Tuấn, Trường Đại Học Kinh tế Quốc dân cho rằng: “Phải có tầm nhìn chiến lược dài hạn mang tính chất liên ngành, liên vùng để giải bài toán giao thông. Vừa qua chúng ta đã khởi công và nâng cấp sân bay Cần Thơ thành sân bay quốc tệ Chúng ta có một mạng lưới sân bay quốc tế: Cát Bi, Nội Bài, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Sài Gòn và tới đây là Cam Ranh, Cần Thơ… Chúng ta đã không đặt mạng lưới cảng hàng không đó trong hệ thống các mạng lưới. Thử hình dung, từ Chu Lai vào Đà Nẵng, từ Phú Bài vào Đã Nẵng xa bao nhiêu cây số? Liệu có hợp lý hay không khi có tới 3 sân bay quốc tế gần nhau như vậy? Vốn đầu tư thì có hạn nhưng bản thân những người quyết định đầu tư lại thực hiện dàn trải”.Trong những năm vừa qua, Việt Nam rất ưu tiên cho phát triển nguồn năng lượng. Theo đánh giá của Tiến sĩ, Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc nghiên cứu, Chương rình giảng dạy kinh tế Fulbright thì tốc độ tăng trưởng điện năng của Việt Nam là khá cao, nhưng hiệu suất sử dụng lại quá thấp. Điều này được thể hiện rõ khi làm phép so sánh với hiệu quả sử dụng điện năng của Trung Quốc. Hiện nay, để tăng trưởng 1% GDP thì điện năng của Việt Nam phải tăng trưởng 2%. Trong khi đó trong suốt hơn 20 năm qua để tăng trưởng 1% GDP thì điện năng của Trung Quốc chỉ tăng trưởng khoảng 1%. Bên cạnh đó cũng cần thấy chúng ta luôn trong tình trạng thiếu điện thì tập đoàn điện lực Việt Nam vẫn mở rộng lĩnh vực hoạt động như điện thoại di động, bất động sản, tài chính…. Vậy điều này có hợp lý hay không? Cũng liên quan đến việc hình thành các tập đoàn và đa dạng hóa các hoạt động của tập đoàn hiện nay, ông Tự Anh cho rằng đây là điều mà các nhà quản lý và hoạch định chính sách nước ta phải tính toán. Hiện nay, các mô hình phát triển tập đoàn của Việt Nam đang thực hiện giống một số nước ở Đông Á như Nhật Bản và Hàn Quốc trước kia. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, việc thực hiện phải linh hoạt và không hề đơn giản. Ông Anh cho rằng: “Hàn Quốc và Nhật Bản phát triển mô hình tập đoàn với những điều kiện khác Việt Nam. Chúng ta gia nhập WTO nên bị ràng buộc rất nhiều. Nhiều điều mà Nhật Bản, Hàn Quốc làm được những năm 60, 70, 80 của thế kỷ trước thì nay Việt Nam không thể làm được. Tại thời điểm đó các doanh nghiệp Hàn Quốc tuy được Nhà nước hỗ trợ rất nhiều, nhưng sự hỗ trợ cũng chỉ kéo dài một vài năm. Tập đoàn Samsung được Hàn Quốc hỗ trợ trong 5 năm, sau đó buộc phải xuất khẩu, thậm chí các chuyên gia còn ví von rằng xuất khẩu hay là chết. Họ buộc phải xuất khẩu để tồn tại, và điều đó buộc các tập đoàn của Hàn Quốc, Nhật Bản trở nên mạnh và hoạt động hiệu quả. Còn doanh nghiệp Việt Nam cho đến thời điểm này vẫn tiếp tục nhận được hỗ trợ của nhà nước như các khoản vay có bảo lãnh của Vinashine và nhiều doanh nghiệp khác…”.
Cần sự đột phá về chính sách
Đã đến lúc cần có sự thay đổi đột phá! Nhiều vấn đề được bàn đi bàn lại, tuy nhiên vẫn chưa có cách giải quyết. Ví dụ như vấn đề phát triển nguồn nhân lực, vấn đề sử dụng dàn trải và kém hiệu quả nguồn vốn công… Vẫn biết để giải quyết những khó khăn này không hề đơn giản. Tuy nhiên để đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế thì những khó khăn này cần phải vượt qua. Điều này đòi hỏi trong các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam khi xây dựng chính sách phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, tránh tầm nhìn ngắn hạn cục bộ. Về phương thức hoạch định chính sách công nghiệp của nước ta hiện nay, Giáo sư Kenichi Ohno, Viện nghiên cứu Chính sách Nhật Bản, Giám đốc Diễn đàn phát triển Việt Nam cho rằng: “Việt Nam cần phải cải cách cách thức xây dựng chiến lược. Hiện, Việt Nam thiếu sự phối hợp giữa doanh nghiệp và các bộ ngành khi xây dựng chiến lược phát triển. Qui trình xây dựng chiến lược và chính sách khép kín và chỉ khi nào nảy sinh vấn đề mới có sự tham gia của doanh nghiệp. Để xây dựng chính sách Chính phủ và doanh nghiệp phải có sự tương tác với nhau”. Sự đột phá về chính sách, về tầm nhìn về tư duy chiến lược là yếu tố quan trọng hàng đầu, đòi hỏi các nhà hoạch định chiến lược cần phải linh hoạt và sáng suốt, để nền kinh Việt Nam chủ động nắm bắt được những cơ hội phát triển mà hội nhập kinh tế thế giới đem lại.
Tiến Đức - VOVNews
Các Tin Khác
Việt Nam đang là tiêu điểm của các nhà hoạch định chính sách thế giới
26 | 03 | 2008
Rà soát chính sách sản xuất, xuất khẩu thủy sản, lương thực
26 | 03 | 2008
Cần xem lại chính sách ưu đãi thuế
19 | 03 | 2008
Cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công
18 | 03 | 2008
Logic của việc xây dựng chiến lược, chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam hiện nay
17 | 03 | 2008
Chính sách thoát nghèo cho tỉnh nghèo
07 | 03 | 2008
Chính sách tiền tệ chưa phù hợp
29 | 02 | 2008
Không sai lầm về chính sách, nhưng yếu kém trong dự báo
29 | 02 | 2008
Thủ tướng Chính phủ kí quyết định ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ 4 vùng trong cả nước
14 | 02 | 2008
Định hướng điều chỉnh chính sách liên quan đến sản xuất nông nghiệp
31 | 01 | 2008
Tin Liên Quan
Hội thảo Nguồn lực và tiếp cận nguồn lực phát triển của cư dân nông thôn miền núi
12/15/2008 12:00:00 AM
Kinh tế tư nhân ở Trung Quốc
8/22/2008 12:00:00 AM
VN nên nhìn tới những mục tiêu cao hơn
12/2/2008 12:00:00 AM
Diễn đàn Chính sách huy động tri thức của tập thể.
9/16/2007 12:00:00 AM
Danh nghiệp nhỏ khó xây thương hiệu lớn?
1/29/2008 12:00:00 AM
Tạo lợi thế cạnh tranh
9/23/2008 12:00:00 AM
Hỗ trợ thương mại - một chiến lược phát triển mới của WTO
10/27/2007 12:00:00 AM
Phát triển nông nghiệp, ưu tiên hàng đầu trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011- 2020
4/2/2010 12:00:00 AM
Chính sách và chiến lược phát triển kinh tế: Cần tư duy mới
4/1/2008 12:00:00 AM
Chìa khoá nâng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp
10/5/2007 12:00:00 AM
Báo cáo phân tích thị trường
Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn