Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Báo cáo thị trường cá rô phi từ FAO
18 | 05 | 2011
Tăng trưởng trong sản xuất toàn cầu và sự ưa thích ngày càng tăng đối với các sản phẩm cá thịt trắng tiện lợi, có tính cạnh tranh cao là khuynh hướng tiếp diễn trong năm 2010. Sản lượng cá rô phi toàn cầu ước đoán đạt 3,7 triệu tấn.
Hội nghị quốc tế lần thứ ba về cá rô phi

Trong suốt hội nghị của INFOFISH 2010 về cá rô phi tổ chức tại Kuala Lumper vào cuối tháng 10/2010, người ta dự đoán sản lượng cá rô phi toàn cầu năm 2010 đạt 3,7 triệu tấn. Sản lượng cá rô phi của Trung Quốc giữ ổn định ở mức 1,1-1,2 triệu tấn trong khi sản lượng tại các nước khác tăng lên. Sự tăng trưởng sản xuất trong tương lai chủ yếu nhờ nguồn cung cá rô phi nuôi. Sản lượng đánh bắt tương đối nhỏ so với sản lượng nuôi và giảm nhẹ xuống mức 755,4 ngàn tấn vào năm 2008. Tổng sản lượng cá rô phi thế giới năm 2008 đạt khoảng 2,8 triệu tấn.

Châu Á: Các nguồn cung và các thị trường

Các nước sản xuất chính tại châu Á  như Indonesia, Philippines, Malaysia và Bangladesh chủ yếu sản xuất để phục vụ nhu cầu nội địa. Một phân nguyên nhân là do các chiến dịch thúc đẩy tiêu dùng cá rô phi của chính phủ. Cơ quan nghiên cứu Nông nghiệp của Philippines gần đây đã cung cấp một khoản tài chính cho dự án hợp tác với Cơ quan thủy sản và nguồn lực thủy sản, trong nỗ lực gia tăng giá trị cho các sản phẩm cá rô phi.

Hầu hết sản lượng cá rô phi sản xuất nội địa tại Malaysia đều phục vụ nhu cầu trong nước. Hiện tại, cá rô phi tươi sống tại thị trường này có giá khoảng 4 $/kg ở các chợ trời truyền thống. Giá tại siêu thị cao hơn khoảng 50%.

Tại Bangladesh, cá rô phi nuôi là một sản phẩm khá mới trên thị trường nhưng ngày càng phổ biến ở khu vực thành thị. Ngành sản xuất cá rô phi và cá da trơn tại nước này đạt sản lượng hàng năm khoảng 500 ngàn tấn. Trên thị trường bán lẻ, giá cá rô phi tươi sống nguyên con khoảng 1,3-2 $/kg. Nông dân thu được lợi nhuận khoảng 0,9-1,25 $/kg. Một lượng nhỏ cá rô phi được xuất khẩu sang thị trường Trung Đông và Mỹ. Giá cá rô phi đóng gói cỡ 500-600g xuất CFR sang thị trường Trung Đông có giá khoảng 2,1 $/kg.

Nhu cầu với các sản phẩm cá nước ngọt, bao gồm cá rô phi đang tăng lên ở Ấn Độ, đặc biệt là sau sự cố tràn dầu ở ven biển Mumbai, khiến người tiêu dùng lo ngại rằng nguồn cá biển có thể bị nhiễm độc tố. Cá rô phi phile được những nhà phân phối nội địa nhập khẩu và nhu cầu tăng lên nhanh chóng ở khu vực dịch vụ ăn uống. Tiêu dùng cá tại Ấn Độ đang tăng lên trong những năm gần đây nhờ tăng trưởng kinh tế và người tiêu dùng tìm kiếm thử nghiệm sản phẩm mới.
Thị trường ngách cho các sản phẩm cá nuôi hữu cơ tại thị trường cá rô phi Đông Nam Á đang tăng trưởng do người tiêu dùng lo lắng về việc sử dụng thuốc kháng sinh khi nuoio và khả năng các sản phẩm thủy sản nuôi trồng bị biến đổi gene. Những người tiêu dùng cao cấp sẵn sàng trả giá cao hơn cho những sản phẩm hữu cơ.

Sản lượng cá rô phi tại Trung Quốc ước đạt 1,2 triệu tấn trong năm 2010, giảm 13% so với năm 2009. Nhu cầu nội địa tăng dẫn đến lượng cung ứng cho thị trường nội địa tăng lên. Nhu cầu từ các thị trường nhập khẩu cũng đang rất tốt. Xuất khẩu cá rô phi Trung Quốc, bất chấp tình hình thời tiết khắc nghiệt vào đầu năm, vẫn đạt gần 250 ngàn tấn trong 10 tháng đầu năm 2010, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2009. Cá rô phi phile đông lạnh tiếp tục chiếm vị thế áp đảo, đạt 144,44 ngàn tấn.

Lượng xuất khẩu sang Mỹ và Mexico, hai thị trường tiêu thụ chính, đồng loạt tăng trong suốt năm 2010. Giá cá rô phi phile đông lạnh tăng 7,2% so với năm 2009, lên mức 3,53 $/kg. Lượng xuất khẩu sang các thị trường châu Ohi như Bờ Biền Ngà, Cameroon, Angola, Congo, Namibia và Zambia cũng tăng lên. Thị trường cá phile đông lạnh tại Ba Lan, Tây Ban Nha, Đức, Canada và Ukraine liên tục tăng trưởng.

Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu của Nga giảm 15% do nước này tăng cường thúc đẩy người tiêu dùng sử dụng sản phẩm nội địa.

Xuất khẩu cá rô phi từ Đài Loan – một trong những nhà cung cấp lớn trên thế giới, cũng tăng chậm. Các sản phẩm xuất khẩu phổ biến là izumidae phile dùng cho làm sashimi chất lượng cao, hiện ngày càng phổ biến trong giao dịch các sản phẩm sushi và sashimi. Cơ quan thủy sản Đài Loan đã đứng sau một kế hoạch hỗ trợ nhằm thúc đẩy những nông dân nuôi cá rô phi Đài Loan liên kết với các công ty chế biến thủy sản để tăng xuất khẩu các loại sản phẩm cá rô phi phile bỏ xương, bỏ da để tăng giá xuất khẩu. Giá các sản phẩm này xuất khẩu điều kiện FOB ở mức khoảng 6,5 $/kg. Giai đoạn tháng 1 – 9/2010, Đài Loan xuất khẩu 24,56 ngàn tấn cá rô phi nguyên con và 2,95 ngàn tấn cá rô phi miếng và phile. Thị trường Mỹ chiếm gần 54% tổng kim ngạch xuất khẩu cá rô phi của Đài Loan

Nhu cầu tăng trên thị trường Mỹ

Nhu cầu với các sản phẩm cá rô phi tiếp tục tăng trên thị trường Mỹ, thị trường riêng lẻ tiêu thụ cá rô phi lớn nhất thế giới. Trong 10 tháng đầu năm 2010, kim ngạch nhập khẩu cá rô phi của Mỹ đã tăng 15% so với cùng kỳ năm 2009. Trung Quốc cung cấp đến 72% nguồn nhập khẩu của Mỹ, chủ yếu là sản phẩm cá rô phi phile đông lạnh. Các nhà cung cấp lớn tiếp theo là Đài Loan, Indonesia và Ecuador. Các nước Mỹ Latin là nhưng nhà cung cấp cá rô phi phile tươi lớn nhất; trong đó Ecuador, Honduras và Costa Rica là những nhà cung cấp hàng đầu. Kim ngạch xuất khẩu của Ecuador giảm 15% trong năm 2010 so với năm 2009. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu cảu Honduras tăng 5%, lên mức 48 triệu USD.

Thị trường cá rô phi tại châu Âu vẫn tương đối nhỏ. Trung Quốc chiếm đến 90% nguồn cung cá rô phi cho thị trường này. Giai đoạn tháng 1-8/2010, kim ngạch nhập khẩu của thị trường châu Âu đạt 12,2 ngàn tấn. Tây Ban Nha là nhà nhập khẩu lớn nhất, với kim ngạch 2,1 ngàn tấn. Đồng thời, lần đầu tiên, sản phẩm cá rô phi được nuôi nội địa xuất hiện trên thị trường Anh, được cung cấp bởi The Fish Company với các nông trại tại Yorkshire và Lincolnshire. Sản phẩm này được bày bán rộng rãi tại tất cả các siêu thị - cửa hàng của TESCO trên nước Anh và được sử dụng cho dịch vụ ăn uống cung cấp bởi M&J Seafood, cũng như có mặt tại các chợ cá tại nước này. Cho đến hết quý 3/2010, Anh nhập khẩu 332 tấn cá rô phi phile đông lạnh.

Triển vọng

Giá cá rô phi tăng ở nhiều thị trường trong suốt năm 2010 do nhu cầu ổn định và nguồn cung hạn chế. Các thị trường nội địa tại các nước sản xuất lớn sẽ tiếp tục hấp thụ nhiều hơn sản lượng sản xuất nội địa khi đồng nội tệ các quốc gia này mạnh lên so với USD. Sản lượng sản xuất các sản phẩm chế biến và giá trị gia tăng cao cũng được kỳ vọng tăng lên tại Trung Quốc mặc dù chi phí sản xuất được dự báo sẽ tăng lên do chi phí lao động và chế biến cao hơn. Vấn đề dịch bệnh ảnh hưởng đến sản xuất cá rô phi tại nước này cần được giải quyết và hiện, việc phát triển một loại vaccine chống bệnh là giải pháp duy nhất.


Kim Dung (biên dịch)
Báo cáo phân tích thị trường