Ông Vũ Hồng Hải – Giám đốc doanh nghiệp Thái Đan, Thái Bình: “Khi nông dân có lợi thì họ lại bán sản phẩm cho doanh nghiệp không đầu tư khiến tình hình nguyên liệu đưa vào sản xuất không ổn định và các hợp đồng đã ký với nước ngoài không thực hiện được, như vậy là vi phạm hợp đồng; rất khó khăn. Doanh nghiệp chúng tôi, sau khi Nhà nước có chủ trương nông thôn mới, dồn điển đổi thửa trong 19 tiêu chí thì thấy rất phù hợp với doanh nghiệp. Khi nông dân tập trung ruộng đất và cùng cấy một loại sản phẩm mà có thể bán ra thị trường là rất phù hợp. Nên chúng tôi quyết định đầu tư vào nông nghiệp nông thôn.”
Ông Lại Ngọc Điến – Phó Chủ nhiệm HTX Trọng Quan, Đông Hưng, Thái Bình: “Mỗi một gia đình thì chúng tôi có một loại hợp đồng cụ thể, khi cấy cây lúa mà HTX – người nông dân – donah nghiệp đã hợp đồng với nhau, có thể khoán ngược lại công ty.”
Nhà ông Hùng có 1 mẫu ruộng, trước đây chia thành 4 mảnh, sau khi có chủ trương xây dựng nông thôn mới trong đó có tiêu chí dồn điền đổi thửa, hiện nay ruộng nhà ông được dồn vào 2 mảnh, năng suất tăng lên trông thấy. Việc liên kết sản xuất giữa HTX Trọng Quan và công ty lương thực Thái Đan được bà con nông dân ở đây kỳ vọng là có thể giúp họ tăng quy mô sản xuất hơn nữa.
Ông Đặng Văn Hùng – xã Trọng Quan, Đông Hưng, Thái Bình: “Chúng tôi được làm như thế này những đất vẫn còn manh mún. Nếu được sản xuất tập trung thì tôi hy vọng sẽ có nhiều cái đổi thay.”
Ông Vũ Văn Kiên - xã Trọng Quan, Đông Hưng, Thái Bình: “Vấn đề tích tụ ruộng đất bây giờ, nếu người dân thực hiện được dồn điền đổi thửa, doanh nghiệp về đây hợp đồng với người dân và người dân thấy có lợi thì sẽ làm. Một năm trừ chi phí sản xuất thì trên 1 sào ruộng, người dân thu 2,5 – 3 triệu đồng, nếu công ty về, người dân không phải sản xuất mà vẫn có lãi 5 – 6 triệu thì chắn chắn hưởng ứng ngay.”
Thái Bình là một tỉnh đi đầu trong thực hiện nông thôn mới trên cả nước, trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới thì dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất là ưu tiên hàng đầu để Thái Bình tiên lên sản xuất lớn. Đến nay, toàn tỉnh đã tiến hành dồn điền đổi thửa giai đoạn 1 với 17 xã, quy hoạch 100 ha/1 mảnh ruộng để sản xuất lúa chất lượng cao, trung bình mỗi hộ 1,7 thửa, diện tích từ 0,1 – 0,15 ha/1 thửa.
Ông Đặng Đình Bình – Phó Giám đốc Sở NNPTNT Thái Bình: “Có dồn điền đổi thửa như thế thì cơ giớ hóa mới vào được, mà cơ giới hóa vao được cũng tạo điều kiện cho tích tụ ruộng đất. Thực tế ở Thái Bình thì chưa tích tụ ruộng đất, cũng đang chủ trương làm thí điểm về tích tụ ruộng đất để nâng cao tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp.”
Không thể không tích tụ ruộng đất khi phát triển nông nghiệp theo quy mô sản xuất lớn. Tuy nhiên, hiện nay cũng có nhiều băn khoăn đặt ra khi tích tụ ruộng đất như thế nào; quy mô nào; tích tụ ở đâu; tích tụ vào lúc nào; tất cả những điều đó đều mới dừng lại ở mức khái niệm và lý thuyết. Nhưng rõ ràng, muốn tích tụ ruộng đất theo hướng nào đi chăng nữa thì nguyên lý đặt ra là lợi ích của người nông dân, nông nghiệp, nông thôn và doanh nghiệp đầu tư phải trên hết.
Agroinfo - VITV