Tương tự như ông Yên, nhiều nông dân tại các tỉnh Đông Nam bộ như Đồng Nai, Bình Dương, cũng đang cung cấp nguyên liệu thô cho các nhà máy chế biến xuất khẩu điều có nhu cầu cao, khiến giá thu mua trung bình vọt lên mức 50.000 – 60.000 VNĐ/kg. Tuy nhiên, đáng chú ý là các nguồn nguyên liệu tại địa phương có chi phí sản xuất tương đối cao và một số nông dân đang chào giá quá cao, khiến doanh nghiệp khó thu mua. Hiện giá đã đạt mức kỳ vọng của nông dân nhưng dự trữ không còn nhiều. Trong khi đó, về phía doanh nghiệp, các nhà máy chế biến xuất khẩu thiếu nguyên liệu thô, đã phải nhập khẩu điều thô từ sớm để đáp ứng các đơn hàng.
Như ông Nguyễn Quốc, giám đốc doanh nghiệp xuất khẩu nông sản tại Tân Hóa – Tây Ninh, do lượng điều thô thu mua từ nông dân không nhiều, và chờ đợi vài tháng đến vụ thu hoạch mới thì không kịp tiến độ gioa hàng. Do đó, công ty đã phải nhâp một lượng lớn điều thô từ Campuchia để phục vụ chế biến – xuất khẩu.
Theo ông Quốc, giá thu mua điều nguyên liệu trong năm 2016 tương đối cao, tăng khoảng 10% so với năm 2015 nhưng giá xuất khẩu cũng tăng, đạt trung bình hơn 8.000 USD/tấn và nhu cầu tại một số nước như Mỹ, Hà Lan, Trung Quốc,… vân cao trong những tháng vừa qua.
Báo cáo mới nhất của Bộ NNPTNT (MARD) cho thấy lượng xuất khẩu điều trong tháng 11 ước đạt 29.000 tấn, giá trị đạt 257 triệu USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu điều 11 tháng đầu năm 2016 của Việt Nam lên 320.000 tấn, trị giá gần 2,6 tỷ USD, tăng 6,2% về lượng và 18,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Dự đoán xuất khẩu điều của Việt Nam sẽ đạt 2,7 tỷ USD trong năm 2016, là mức cao kỷ lục.
Với kết quả xuất khẩu này, đến hết năm 2016, Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì thị phần 50% tổng thương mại điều toàn cầu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, sản lượng và giá trị xuất khẩu ngành điều Việt Nam đã tăng mạnh trong những năm gần đây, dù là tín hiệu tốt nhưng lại không bền vững.
Hiện 60 – 70% các nhà chế biến xuất khẩu điều Việt Nam vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu từ Campuchia và các nước châu Phi, nhưng số lượng và chất lượng không đảm bảo, khó kiểm soát. Hơn nữa, nhìn vào cơ cấu hàng hóa xuất khẩu, đầu thô vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng giá trị gia tăng rất thấp.
Theo ông Nguyễn Đức Thành, chủ tịch Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas), vấn đề phụ thuộc nguồn điều thô nhập khẩu vẫn chưa được giải quyết do vài năm gần đây, giá điều vẫn duy trì ở mức thấp, khiến nông dân tập trung sản xuất các nông sản khác, mang lại lợi nhuận cao hơn, dẫn tới nguồn cung điều thô nội địa càng giảm.
Nhập khẩu điều thô khiến các doanh nghiệp chế biến – xuất khẩu khó kiểm soát chất lượng, dẫn tới làm giảm giá trị thương mại của hàng hóa Việt Nam. Bên cạnh đó, các công ty không tập trung vào xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chế biến, cũng là một hạn chế cần phải vượt qua.
Ông Thành cũng cho biết thêm, trước đó, MARD đã phê chuẩn dự án phát triển ngành điều bền vững đến năm 2020 với nhiều mục tiêu như diện tích điều ổn định, đưa tỷ lệ sản phẩm chế biến sâu lên 20% và dầu vỏ điều tăng 50%. Đặc biệt, tập trung vào định hướng các doanh nghiệp xuất khẩu theo hướng cải thiện chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm giảm các cơ sở chế biến quy mô nhỏ, tiến tới 100% tự động hóa chế biến điều, quy trình khép kín và được trang bị công nghệ hiện đại.
Theo Cashew Info