Thông tin này được chia sẻ vào thứ 2 vừa qua (14/1) trong cuộc họp giữa Hội đồng Lựa chọn (JSC) và các quan chức của Các nhà máy say xát bột Quốc gia (NFM) tại tòa nhà Quốc hội.
Thành viện của JSC, ông Fazal Karim đã hỏi về lượng gạo được tiêu thụ hằng năm tại Trinidad và Tobago, và ông Nigel Romano đã trả lời rằng mức tiêu thụ hằng năm của nước này đạt khoảng 34.000 tấn. Ông Karim sau đó hỏi thêm về lượng gạo nông dân sản xuất và lượng gạo nhập khẩu thô trong tổng số gạo kể trên.
Ông Romano trả lời: “Số lượng lúa mua vào để xay sát đã giảm mạnh trong những năm gần đây”.
Ông cho biết NFM mua lúa, thay mặt chính phủ, và chính phủ đảm bảo về giá. Ông cho biết, năm 1992, gần 21.200 tấn lúa được xay sát hằng năm, tuy nhiên đến năm 2012, con số này chỉ cón 2.859 tấn, và giảm xuống 1.893 tấn trong năm 2015. Năm ngoái, NFM chỉ mua vào 585 tấn lúa để xay sát.
Ông Romano cho biết tỷ lệ gạo thu được từ lúa là khoảng 60%, và 95% trong số này được dùng làm thức ăn chăn nuôi hoặc làm gạo lứt. CEO của NFM, ông Kelvin Mahabir cho biết trong số 34.000 tấn gạo tiêu thụ hằng năm, có khoảng 80% là gạo đồ nhập khẩu, có nguồn gốc từ Guyana hoặc Nam Mỹ. Ông cũng cho biết nhiều loại gạo basmati và gạo jasmine mà Trinidad và Tobago đang dùng có nguồn gốc từ châu Á.
Ông cho biết nhà máy xay sát tại Carlsen Field chỉ đang hoạt động khoảng 15% công suất do không đủ nguồn cung lúa.
Ông Karim đặt câu hỏi tại sao lại có sự sụt giảm liên tục và nghiêm trọng như vậy trong sản xuất gạo. Thư ký Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Lydia Jacobs cho biết có một số lý do dẫn đến việc sụt giảm này, trong đó bao gồm việc nông dân không được trồng trọt tại vùng đầm lầy Nariva và nông dân chuyển sang sản xuất các loại cây trồng khác, có lợi nhuận tốt hơn.
Ông Romano cho biết NFM đề xuất chuyển đổi các nhà máy xay sát gạo. Ông giải thích rằng các nhà máy hiện tại đã 45 tuổi và gần đầu tư mạnh để hoạt động hiệu quả hơn. Ông cho rằng thức thách lớn nhất là không có cơ sở hạ tầng để sản xuất gạo đồ. Ông Mahabir cho biết một nhà đầu tư tiềm năng đã được xác định để bán lại nhà máy hiện tại, thuê đất và xây dựng cơ sở sản xuất gạo đồ và NFM đang chờ thêm một số tin tài chính.
“Nếu không thực hiện kế hoạch này, nỗ lực trồng và sản xuất nhiều gạo hơn ở Trinidad sẽ gặp rất nhiều khó khăn bởi chúng tôi hiện chỉ có năng lực sản xuất sản phẩm có ít nhu cầu.” thành viên JSC, ông Wade Mark đặt câu hỏi về việc chi trả chậm trễ của NFM có phải là một trong những lý do khiến nông dân bỏ nghề hay không. Ông Romano cho biết NFM mua lúa, phân loại và gửi hóa đơn đến bộ Nông nghiệp. Ông cũng chia sẻ thêm rằng hệ thống chi trả đã được cải thiện nên nông dân không bị ảnh hưởng nhiều.
Ông Romano cho biết NFM đã có lãi và kể từ 2013, lãi trung bình đạt 27 triệu USD sau thuế. Ông cũng cho rằng, tính đến tháng 9/2018, lợi nhuận sau thuế ước đạt 19 triệu USD.
Ông Mahabir cho biết 10% sản phẩm của NFM được xuất khẩu thông qua Caricom và một số nhỏ được xuất sang Canada và Mỹ. Ông cũng chia sẻ thêm rằng NFM đang tìm chiếm các nguồn cung ngũ cốc khác để giảm phụ thuộc vào ngũ cốc nhập khẩu.
Theo News Day