Nguồn: Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG
Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) cho biết lạm phát tại 19 quốc gia thành viên Eurozone đã tăng 0,9% từ đầu năm 2021, mức tăng đáng kể nếu so với tỷ lệ suy giảm 0,3% trong tháng 12/2020. Theo Eurostat, tỷ lệ lạm phát là 1,4%, không đạt mục tiêu mà Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đặt ra là gần 2%. Nền kinh tế Eurozone suy giảm 6,8% năm 2020, ít hơn so với dự báo giảm 7,8% của Ủy ban châu Âu (EC) được đưa ra hồi tháng 11/2020.
Trước tình hình ảnh hưởng bởi dịch bệnh và suy thoái kinh tế, xuất khẩu NLTS của Việt Nam không tránh khỏi những khó khăn. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang EU là thủy sản, hạt điều, cà phê, gỗ và các sản phẩm gỗ. EVFTA chính thức thực thi vào đầu tháng 8/2020 đã tạo ra nhiều cơ hội xuất khẩu cho các sản phẩm nông sản của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu NLTS sang EU tháng 12/2020 đạt 351 triệu USD, tăng 36,87% so với tháng 11/2020, tuy nhiên giảm 10,6% so với cùng kỳ. Ngoại trừ chè và gạo có mức giảm lần lượt là 55% và 12%, các mặt hàng NLTS khác đều có kim ngạch tăng so với tháng trước như cà phê, cao su, gỗ và sản phẩm gỗ, rau quả, mây tre đan tăng từ 40-55%, đáng chú ý thịt tăng đến 153%. So với cùng kỳ, sản phẩm từ cao su có mức tăng cao nhất là 78%, tiếp đến là rau quả tăng 46%, hạt tiêu tăng 30%, nhiều mặt hàng có kim ngạch giảm như chè giảm 80%, thịt và sản phẩm thịt giảm 42%, cà phê giảm 37%, gỗ và sản phẩm gỗ giảm 20%.
Tính chung năm 2020, kim ngạch xuất khẩu NLTS sang EU đạt 2.816 triệu USD, giảm 3,1% so với năm trước. Xuất khẩu tăng ở một số mặt hàng như sản phẩm từ cao su (39%), mây tre đan (17%), gạo (12%), hạt điều (3%). Trong khi, một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm như thịt ( 40%), chè (25%), cà phê (9%), gỗ (9%), thủy sản (5%)…Nguyên nhân một phần có thể do làn sóng Covid-19 thứ hai xảy ra tại châu Âu với diễn biến ngày càng phức tạp, chi phí vận chuyển tăng do tình trạng thiếu container (chi tiết tại báo cáo và phụ lục đính kèm).
Vào ngày 22 tháng 1 năm 2021, Ủy ban Châu Âu (EC) đã phê duyệt năm loại cây trồng biến đổi gen (GE) (ba ngô và hai đậu tương) và gia hạn giấy phép cho ba loại ngô được sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi.
Đức là thị trường thực phẩm hữu cơ lớn thứ hai trên thế giới. Doanh số bán thực phẩm hữu cơ ở Đức tăng nhanh trong những năm gần đây, chiếm gần một phần ba tổng doanh số bán thực phẩm hữu cơ ở Liên minh châu Âu và 5,6 phần trăm tổng doanh số bán thực phẩm ở Đức. Doanh số bán thực phẩm hữu cơ ở Đức tăng gấp ba lần từ năm 2000 đến nay. Sản xuất trong nước không đáp ứng được nhu cầu, dẫn đến khối lượng (và giá trị) nhập khẩu cao hơn.Việc gia tăng thị phần thực phẩm hữu cơ nhập khẩu đang làm tăng giá các sản phẩm thông thường, giá đất tăng (bán và cho thuê) và kéo dài sự không chắc chắn về hỗ trợ tài chính cho nông nghiệp. Do đại dịch COVID-19, người tiêu dùng Đức đã mua các sản phẩm hữu cơ nhiều hơn 17% cho đến tháng 9 năm 2020 so với cùng kỳ năm trước. Nhờ các biện pháp của chính phủ nhằm hạn chế đại dịch ảnh hưởng đến lĩnh vực dịch vụ thực phẩm (bao gồm cả việc đóng cửa nhà hàng, khách sạn, v.v.), người tiêu dùng nói chung mua nhiều mặt hàng bán lẻ thực phẩm hơn vào năm 2020, đặc biệt là các sản phẩm hữu cơ. Doanh số bán thực phẩm hữu cơ ở Đức được phân chia giữa các công ty bán lẻ thực phẩm truyền thống (ví dụ: cửa hàng tạp hóa) và các cửa hàng thực phẩm hữu cơ đặc sản. Động lực chính thúc đẩy doanh số bán thực phẩm hữu cơ tăng trưởng trong những năm gần đây là sự mở rộng các cửa hàng đặc sản hữu cơ. Bán lẻ thực phẩm truyền thống chiếm 60% thực phẩm hữu cơ doanh số bán hàng ở Đức, 40% còn lại là đến các cửa hàng bán lẻ hữu cơ và cửa hàng đặc sản như tiệm bánh, cửa hàng bán thịt, cửa hàng trái cây và rau quả, chợ ngoài trời hoặc bán hàng trực tiếp từ trang trại. Ước tính có hơn 2.400 cửa hàng bán lẻ thực phẩm hữu cơ ở Đức.
19 quốc gia sử dụng đồng tiền chung euro sẽ phải đối mặt với viễn cảnh một cuộc suy thoái mới sau đợt phục hồi vào mùa Hè năm ngoái bị gián đoạn bởi làn sóng thứ hai của đại dịch COVID-19. Điều này là do việc triển khai chiến dịch tiêm chủng ở châu Âu bị chậm trễ và các hạn chế liên quan đến dịch. Nhằm đối phó với tình trạng sụt giảm trong nhu cầu tiêu dùng và đẩy giá lên, ECB đã tăng chương trình mua trái phiếu dịch khẩn cấp lên mức 1.850 tỷ euro (2.240 tỷ USD). Tháng trước, Tổng Giám đốc ECB Christine Lagarde cảnh báo rằng đại dịch sẽ đặt ra "những nguy cơ nghiêm trọng" đến nền kinh tế Eurozone và "các gói kích thích tiền tệ lớn" vẫn đóng vai trò rất quan trọng.
Tải báo cáo chi tiết tại đây.