EU là nước nhập khẩu thủy sản lớn thứ 3 của Ấn Độ và chiếm 5,7 tỷ USD, tương đương 18% giá trị xuất khẩu thủy sản Ấn Độ. Năm 2016, để phản ứng lại số lô hàng tôm bị phát hiện nhiễm kháng sinh nhập khẩu vào EU từ Ấn Độ tăng vọt, EU đã nâng tỷ lệ kiểm tra bắt buộc đối với các lô hàng tôm Ấn Độ từ 10% lên 50%. Động thái này đã gây ra nhiều khó khăn cho tôm Ấn Độ, khi các lô hàng tôm Ấn Độ phải mất 6 tuần để đến đến được các thị trường châu Âu, làm tăng giá tôm Ấn Độ tại châu Âu.
Tháng 11/2017, phái đoàn thanh tra EU đã tới thăm Ấn Độ để tiến hành rà soát cơ chế kiểm soát chất lượng thủy sản. Truyền thông Ấn Độ đưa tin phái đoàn bày tỏ sự hài lòng sau chuyến thanh tra và loại bỏ khả năng bổ sung bất cứ biện pháp hạn chế thương mại nào sắp tới. Tuy nhiên, truyền thông Ấn Độ cũng cho rằng lệnh kiểm tra bắt buộc 50% số lô hàng tôm Ấn Độ có thể vẫn tiếp tục triển khai trong thời gian tới. Báo cáo chính thức của đoàn thanh tra dự kiến sẽ công bố vào tháng 12.
STIP, trong một thông báo, cho biết cuộc nhóm họp giữa các đại diện ngành thủy sản Ấn Độ và EU nhằm mục tiêu “chia sẻ sự hiểu biết về tình hình hiện tại và phát triển chiến lược nhằm hạn chế sử dụng kháng sinh trong ngành tôm Ấn Độ để tuân thủ các quy định có thể áp dụng”.
Do sự bất ổn liên quan đến các biện pháp mà EU có khả năng áp đặt đối với Ấn Độ, các nhà nhập khẩu và xuất khẩu đều đối mặt với nhiều khó khăn trong làm kinh doanh, theo báo cáo của STIP.
STIP, có trụ sở tại Utrecht, Hà Lan, là một tổ chức chuyên kết nối, hỗ trợ các doanh nghiệp thủy sản thành lập các quan hệ đối tác trong chuỗi cung ứng thủy sản bền vững và để khơi thông đầu tư từ sản xuất đến marketing. STIP cho biết có rất nhiều các nhà chức trách cấp cao sẽ tham dự vào hội thảo tại Goa, bao gồm các đại diện từ Đại sứ quán Anh và Hà Lan tại New Delhi, các nhà nhập khẩu châu Âu Klaas Puul, Seafood Connection, và Nordic Seafood; nhà bán lẻ Colruyt; Cơ quan Phát triển xuất khẩu thủy sản Ấn Độ ((MPEDA); Hiệp hội các nhà xuất khẩu thủy sản Ấn Độ (SEAI); Liên minh các nhà chế biến và nhập khẩu thruy sản (SIPA); Hiệp hội các nhà nhập khẩu thủy sản Hà Lan (ViV); và Hiệp hội thủy sản Đan Mạch.
Ngoài cuộc gặp tại Goa, STIP và Solidaridad, một tổ chức xã hội dân sự định hướng thị trường quốc tế, sẽ tổ chức một số cuộc hội thảo giữa những nhà nhập khẩu châu Âu, các nhà xuất khẩu Ấn Độ, các phái đoàn của EU và các đại diện của các đại sứ quán châu Âu, để thảo luận về sử dụng hợp lý kháng sinh trong nuôi tôm trong cộng đồng nông dân.
Theo Seafood Source (gappingworld.com)