Chính phủ Ấn Độ đã có một số lần đàm phán với các chủ vườn chè, nhằm mở cửa chở lại nhưng đã thất bại. Kể từ đó, nhiều nhà máy vẫn phải đóng cửa, vì vậy Ban điều hành Uỷ ban chè đã có hướng sẽ dựa trên lợi ích của chính phủ để bắt đầu quá trình tiếp quản các vuờn chè. Ban đầu chính phủ sẽ tiếp quản khoảng 3 vườn chè một cách chu đáo.
Tháng trước, một toà án đã yêu cầu các chủ đồn đền chịu trách nhiệm về hàng trăm công nhân chè đã bị chết do dịch bệnh, có liên quan đến vấn đề thiếu dinh dưỡng từ năm ngoái, sau khi các vườn chè ở Tây Bengal phải đóng cửa và họ không có tiền sinh sống.
Ấn Độ, nước sản xuất và tiêu thụ chè lớn nhất thế giới, đã đề ra quy định nghiêm ngặt để bảo vệ quyền lợi của các công nhân, quy định này không cho phép các công ty đuổi công nhân.
Nhưng liên minh thương mại cho rằng, các chủ vườn chè không trả lương cho công nhân và khất lần tiền lương sau khi vườn chè đóng cửa và toà án đang yêu cầu các chủ vườn chè phải bồi thường cho các công nhân.
Thông tin bên lề, Ông Ramesh Bộ trưởng thương mại cho biết, Ấn Độ đặt mục tiêu đến hết tháng 3 năm 2011 sẽ xuất khẩu 7 tỷ USD mặt hàng da thuộc tăng so với 3 tỷ USD của năm tài khoá 2006/2007.
Từ nay đến giữa năm 2008, Bộ thương mại sẽ đầu tư khoảng 640 triệu Rupee tương đương khoảng 15,7 triệu USD để xây dựng trung tâm chế biến cà chua và dứa một liên hiệp sản xuất hàng hoá ở Tây Bengal để thúc đẩy xuất khẩu.