Theo bà Hoa, xuất khẩu và nhập khẩu của Việt nam năm nay có thể sẽ đều giảm, song sản lượng sẽ tăng. Xuất khẩu sẽ vào khoảng 700.000 tấn. Nhập khẩu sẽ vào khoảng 200.000 tấn, so với 236.000 tấn năm ngoái, chủ yếu để tái xuất khẩu sang Trung Quốc – nước tiêu thụ lớn nhất thế giới. Năm 2006, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 708.000 tấn.
Việt nam xuất khẩu 80% sản lượng mủ cao su của mình và mua cao su từ Thái lan, Campuchia và Indonexia để tái xuất khẩu. Hầu hết cao su nhập khẩu đến từ Campuchia. Khoảng 65% lượng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Tuy nhiên, hiện nay Campuchia muốn bán trực tiếp cao su sang Trung Quốc và các nước tiêu thụ khác để đáp ứng nhu cầu tăng nhanh.
Những khách hàng khác của Việt Nam là Hàn Quốc, Nga, Đài Loan, Mỹ, Nhật Bản và Liên minh châu Âu. Tiêu thụ nội địa đạt khoảng 60-65.000 tấn mỗi năm.
Bà Hoa cho biết năng suất tăng và tăng cường đầu tư vào trồng cao su ở các nước khác như Lào và Campuchia, có thể giúp cho Việt nam tăng sản lượng cao su trong những năm tới. Tuy nhiên, diện tích cao su mới trồng ở những nước đó sẽ chỉ cho thu hoạch mủ từ năm 2010 hoặc 2012 trở đi.
Năng suất cao su ở Việt nam dự kiến sẽ đạt 1,55 triệu tấn trong năm nay, so với 1,50 triệu tấn năm gnoái.
Khi được hỏi về sản lượng cao su năm tới, bà Hoa cho biết sản lượng sẽ tăng ít nhất 10%.
Nhu cầu từ Trung Quốc và những nỗ lực của các nước sản xuất để giảm sản lượng đã đẩy giá cao su thiên nhiên tăng tới hơn 2 USD/kg hiện nay so với dưới 50 U.S. cents hối cuối năm 2001, mức thấp nhất trong vòng 30 năm.
Mấy năm gần đây, Trung Quốc tăng cường nhập khẩu cao su vì tiêu thụ xe hơi tăng và tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, đẩy nhu cầu cao su nguyên liệu tăng lên - để sử dụng trong các ngành sản xuất lốp xe, găng tay cao su và bao cao su.
Việt nam sản xuất cao su SVR 3L chất lượng cao và mủ cao su thiên nhiên, được dùng để sản xuất các sản phẩm phi lốp xe như giày dép, bao cao su và găng tay cao su.