Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Tăng trưởng nhưng chưa thực sự bền vững
25 | 06 | 2007
"Cho dù chúng ta đã phần nào nâng được chuẩn nghèo lên do Trung Quốc, Ấn Độ vươn lên rất mạnh, nhưng hiện tại châu Á vẫn còn tới 700 triệu người thu nhập dưới 2 USD". Phát biểu tại hội nghị cấp cao CEO của APEC, Tổng thư ký UNCTAD Supachai đưa ra lời khuyến cáo.

Sáng ngày (17/11), Hội nghị cấp cao CEO của APEC đã khai mạc tại Trung tâm Hội nghị quốc gia với sự tham dự của hơn 1.000 Tổng giám đốc của các nước trong khu vực. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Hồ Cẩm Đào đã đến dự và có bài phát biểu…

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đánh giá, sau cuộc khủng hoảng vào cuối thập kỉ trước, các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương chẳng những đã phục hồi lấy lại “phong độ” vốn có mà còn có những tăng trưởng khả quan trong những năm qua.

Tuy nhiên, theo Chủ tịch Nguyễn Minh Triết, nền kinh tế của khu vực nói riêng và thế giới nói chung đang đứng trước không ít thách thức. Giá cả trên thị trường, nhất là giá dầu mỏ và nguyên liệu đang dao động thất thường và ở mức cao, tình hình tài chính tiền tệ có nhiều bất ổn, cộng vào đó là dịch bệnh, thiên tai trầm trọng, sự đổ vỡ của vòng đàm phán Doha đe dọa hệ thống thương mại đa phương… Đó cũng là lí do để các nhà lãnh đạo các nền kinh tế, các lãnh đạo doanh nghiệp của khu vực gặp nhau ở Hà Nội.

Ông Supachai, Tổng thư kí UNCTAD, nguyên Tổng giám đốc WTO, nhấn mạnh “chúng ta đang trong giai đoạn đàm phán quan trọng nhất, thực chất nhất từ trước đến nay”… Trong 5 năm qua, thế giới tăng trưởng 3 - 4%, trong đó thương mại tăng 5-6%. Xuất khẩu châu Á trong 5 năm qua tăng 50%. APEC chiếm 40 đầu tư nước ngoài của thế giới và những năm tới có thể lên tới 50%.

Tuy nhiên, theo ông Supachai, chúng ta không nên lầm tưởng về khả năng tăng trưởng bền vững. Đã xuất hiện một hiện tượng mới trong phát triển kinh tế: sự tăng trưởng không tạo ra việc làm. Theo ông, cho dù chúng ta đã phần nào nâng được chuẩn nghèo lên do Trung Quốc, Ấn Độ vươn lên rất mạnh, nhưng hiện tại châu Á vẫn còn tới 700 triệu người thu nhập dưới 2 USD.

Hiện tại những nước mở cửa tham gia vào thương mại thế giới đã trở thành những nước tiên tiến. Điều này đã tạo nên sự bất cân xứng giữa những người kết nối với thế giới và những người không kết nối.

Theo ông, vấn đề tăng dự trữ ở châu Á, trong khi thế giới đang thâm hụt cũng là vấn đề đáng lo ngại. Trong năm nay thâm hụt của Mỹ lên tới 800 tỉ USD, được đánh giá là tác động không tốt cho cho kinh tế toàn cầu. Châu Âu và châu Á phải có những nỗ lực để giảm bớt sự mất cân đối này.

Liên quan tới các đàm phán thương mại, ông Supachai cho rằng, nếu đặt mức kỳ vọng quá cao sẽ không thực tế. Để có những chuyển động tích cực cần phải có những hoạt động ngoại giao thầm lặng và APEC sẽ góp một phần để thực hiện mục tiêu này.

Ông Nick Reilly, Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc GM Daewoo hi vọng GDP toàn cầu sẽ tăng 2,3% trong 10 năm tới. Trong đó, Trung Quốc, Mỹ sẽ là hai sức mạnh phát triển kinh tế, ảnh hưởng tới tất cả các thị trường.

Tuy nhiên, ông Reilly cũng nhấn mạnh, vấn đề không chỉ nằm ở mức tăng trưởng mà còn ở cách thức xử lí khủng hoảng, chống khủng bố, đối phó với thiên tai ra sao? Chỉ khi có được niềm tin và đảm bảo ổn định để kinh doanh mới có được sự phát triển.

Để kinh doanh thành công, ông cho rằng chúng ta phải may mắn một chút trong việc tiên đoán những khu vực nào phát triển trong những năm tới…



Kim Tân
Báo cáo phân tích thị trường