Các chính sách về xuất khẩu gạo cũng rất cần có sự tham mưu, tham vấn từ các cơ quan nghiên cứu, các chuyên gia. Dưới đây là một số ý kiến về chính sách mở cửa thị trường lương thực trích trong hội thảo Chính sách, điều hành và vấn đề an ninh lương thực miền núi mà chúng tôi ghi lại được.
Sản xuất và tiêu thụ là các công đoạn liên tiếp của ngành hàng nông sản. Muốn duy trì sản xuất lương thực ổn định, đảm bảo an ninh lương thực lâu dài thì lượng lương thực sản xuất ra hàng năm cần được tiêu thụ hết cho nông dân với giá bán đảm bảo có thu nhập và lợi nhuận cân đối với các cây trồng khác trong nông nghiệp và các lĩnh vực sản xuất khác. Với quan điểm như vậy, Nhà nước có những chủ trương chính sách hỗ trợ lưu thông và xuất khẩu lương thực.
Trước hết, Nhà nước xác định toàn quyền quản lý và khống chế khối lượng lương thực xuất khẩu bằng quota xuất khẩu gạo hàng năm do Bộ Kế hoạch tính toán cân đối cung cầu để đề xuất với Chính phủ. Các doanh nghiệp được chỉ định và được giao chỉ tiêu hạn ngạch xuất khẩu gạo cụ thể từ đầu năm và có điều chỉnh khi cần thiết.
Về thị trường lương thực trong nước, để hạn chế tình trạng nơi thừa nơi thiếu lương thực, cụ thể là các miền núi cao và Tây Nguyên, Nhà nước chủ trương cho mở cửa tự do hoàn toàn. Chính sách mở cửa tự do lưu thông lương thực, bãi bỏ tình trạng ngăn sông cấm chợ. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào lưu thông phân phối lương thực, tạo ra mối liên kết giữa hộ nông dân sản xuất lúa với hộ tiểu thương và người tiêu dùng, thúc đẩy mọi hoạt động của ngành hàng lúa gạo ở Việt Nam.
Miễn giảm thuế buôn bán lưu thông nông sản thị trường trong nước
Thực hiện chính sách cho phép tự do lưu thông, thiết lập hệ thống phân phối giao dịch mua bán lúa gạo trong cả nước.
Chính phủ Trung ương và đia phương thực hiện trợ cấp lương thực cho hộ nghèo, các vùng khó khăn, các vùng bị thiên tai.
Chính sách giữ 4 triệu ha đất canh tác lúa để đáp ứng nhu cầu lương thực cho tăng dân số. Chính sách khuyến khich chuyển đổi diện tích lúa một vụ bấp bênh sang cây trồng con nuôi khác để nâng cao thu nhập trong vùng này.
Chính sách tạo điều kiện cho nông hộ ở vùng núi đa dạng hoá các hoạt động, mở rộng sản xuất hàng hoá nông sản không chỉ tập trung vào sản xuất lương thực, phát triển nông nghiệp sinh thái và các hoạt động phi nông nghiệp.
Lập kế hoạch cân đôí giữa sản xuất và nhu cầu trong nước để dự kiến mức xuất khẩu gạo từ đầu năm và phân bổ cho các tỉnh sản xuất lớn.
Chính sách thưởng xuất khẩu nông sản, trong đó bao gồm xuất khẩu gạo.