Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
EU và New Zealand ký thoả thuận về an toàn thực phẩm
02 | 07 | 2007
Theo giám đốc điều hành cơ quan an toàn thực phẩm New Zealand (NZFSA), Andrew McKenzie “tuy cách biệt về địa lý nhưng NewZealand luôn thận trọng cảnh giác với khả năng lây nhiễm dịch bệnh gây nguy hiểm và rất tốn kém ở động vật, ví dụ như dịch lở mồm long móng. Thoả thuận này được xem như một chính sách bảo hiểm giúp New Zealand có thể tiếp tục bán những sản phẩm từ động vật và tối thiểu hoá những thiệt hại về kinh tế”
Các nhà đàm phán NewZealand và liên minh châu Âu (EU) đã đồng ý với một đề xuất đem lại lợi ích kinh tế đáng kể dù rằng New Zealand có thể đang phải hứng chịu dịch bệnh nguy hiểm tới sức khoẻ động vật chẳng hạn như dịch lở mồm long móng.

Theo giám đốc điều hành cơ quan an toàn thực phẩm New Zealand (NZFSA), Andrew McKenzie “tuy cách biệt về địa lý nhưng NewZealand luôn thận trọng cảnh giác với khả năng lây nhiễm dịch bệnh gây nguy hiểm và rất tốn kém ở động vật, ví dụ như dịch lở mồm long móng. Thoả thuận này được xem như một chính sách bảo hiểm giúp New Zealand có thể tiếp tục bán những sản phẩm từ động vật và tối thiểu hoá những thiệt hại về kinh tế”.

Đề xuất này đã được thống nhất gần đây tại cuộc họp của uỷ ban quản lý chung theo Hiệp định vệ sinh (thú y) giữa New Zealand và EU về các giao dịch sản phẩm động vật giữa New Zealand và 25 nước thành viên thuộc EU. Đề xuất hiện đang chờ Uỷ ban châu Âu phê chuẩn. Đây là kết quả của gần hai năm đàm phán giữa EU và các quan chức của NZFSA, cơ quan an toàn sinh học New Zealand (BNZ), Bộ Ngoại giao và Thương mại NewZealand (MFAT).

Hiệp định xây dựng và đồng ý trước những điều kiện áp dụng đối với xuất khẩu của NewZealand chẳng hạn như đối với các sản phẩm thịt, sữa trong bối cảnh có dịch bệnh nguy hiểm và cho phép các giao dịch thương mại được tiếp tục. Về cơ bản, những điều kiện này thể hiện sự bảo đảm giữa chính phủ với chính phủ rằng các sản phẩm động vật xuất khẩu đã được xử lý an toàn (ví dụ như xử lý nóng trong trường hợp là sản phẩm sữa) hoặc được lưu giữ riêng với những sản phẩm khác (có khả năng nhiễm bệnh) trong các khâu sản xuất, lưu giữ và vận chuyển. Các điều kiện mới sẽ được áp dụng khi có xác nhận chính thức về việc bùng phát dịch bệnh nguy hiểm. Nếu phát hiện dịch bệnh nguy hiểm nào ở một trang trại ở New Zealand, kế hoạch xuất khẩu tất cả các sản phẩm động vật – dù đang quá cảnh, lưu kho hay sản xuất tại thời điểm bùng phát dịch - sẽ tự động ngưng lại vô hạn định.

Barry O’Neil, trợ lý tổng giám đốc BNZ cho biết “thoả thuận này có lợi cho cả New Zealand và EU đồng thời thể hiện một bước tiến quan trọng trong việc giảm bớt những rủi ro về thương mại khi dịch bệnh xuất hiện”. Ước tính về mặt kinh tế cho thấy thiệt hại tích luỹ đối với Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của một nước do dịch lở mồm long móng hiện nay lên tới 6 tỷ USD sau một năm và tăng lên 10 tỷ USD sau hai năm. Hàng nghìn người lao động bị mất việc làm và uy tín thương mại của nước đó cũng suy giảm.

Dịch lở mồm long móng ở Anh năm 2001 đã giết chết 5 triệu con cừu, 764.000 gia súc và 435.000 lợn, dê. Chính phủ đã phải bồi thường gần 6 tỷ Usd cho nông dân. Thiệt hại của ngành du lịch nước này sau khi dịch bệnh bùng phát ước tính lên tới gần 15 tỷ USD.

Tiến sĩ McKenzie cho biết “Chúng tôi thực sự hài lòng với kết quả đàm phán. Đây là một dấu ấn đáng ghi nhận trong thương mại quốc tế và thương mại giữa EU và NewZealand. Thoả thuận này đưa ra một mô hình tầm cỡ quốc tế về quản lý phù hợp và khoa học khi xảy ra những vấn đề nguy hiểm ảnh hưởng tới thương mại nông sản. Hiện tại chúng tôi sẽ phải nỗ lực để đạt được những thoả thuận tương tự với những đối tác thương mại khác của NewZealand”.



Theo ICARD
Báo cáo phân tích thị trường