Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Thủy sản “sạch”, xu hướng tương lai
20 | 12 | 2012
“Hiện nay, ngày càng nhiều người trên thế giới có xu hướng sử dụng các sản phẩm nuôi trồng được sản xuất có trách nhiệm với môi trường và xã hội”. Đó là nhận định của ông Ngô Tiến Chương – Điều phối viên Chương trình nuôi trồng thủy sản của WWF-Việt Nam tại Hội thảo “Vai trò của dịch vụ hệ sinh thái trong quản lý nuôi trồng thủy sản bền vững và thích ứng với biến đối khí hậu” tại Bến Tre ngày 18 - 19/12/2012. Xu hướng thủy sản “sạch”

Theo ông Ngô Tiến Chương: “Hiện nay, người tiêu dùng trên thế giới có xu hướng sử dụng các sản phẩm nuôi trồng được sản xuất có trách với môi trường và xã hội hay thủy sản “sạch”. Họ sẵn sàng chi trả cao hơn cho các sản phẩm này và một phần lợi nhuận này được trích ra để tái đầu tư cho dịch vụ từ môi trường và xã hội.


Đơn giản như, khi chúng ta bỏ tiền ra mua một sản phẩm, chúng ta luôn quan tâm đến sản phẩm đó được sản xuất từ đâu, như thế nào, có đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm hay không? Tương tự, người tiêu dùng các sản phẩm thủy sản cũng thế, đặc biệt là người tiêu dùng tại các nước phát triển đều rất quan tâm đến vấn đề nguồn gốc của sản phẩm, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và sản phẩm đó liệu có được sản xuất một cách có trách nhiệm hay không?”.
Để sản xuất thủy sản “sạch”, theo ông Chương, điều này cần cả một quá trình sản xuất chuẩn, đáp ứng nhiều yêu cầu. Hiện, tất cả các tiêu chuẩn cho ngành nuôi trồng thủy sản đều được xây dựng dựa trên các tiêu chí nhằm đảm bảo sản phẩm được sản xuất có trách nhiệm. Có thể nói, căn bản nhất vẫn dựa trên một số yếu tố như: Đầu vào sản xuất phải đáp ứng được các yêu cầu như con giống, thức ăn; sản xuất phải phù hợp với điều kiện môi trường để bảo tồn đa dạng sinh học và các hệ sinh thái quan trọng xung quanh nhằm đảm bảo trách nhiệm với môi trường và xã hội; Hệ thống xử lý nước xả thải phải đạt yêu cầu.


“Nút thắt” cần được tháo gỡ


Trong thời gian qua, ngành sản xuất và xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã có bước phát triển đáng kể. Theo đó, mục tiêu tổng quát của ngành thủy sản là tiếp tục phát triển xuất khẩu theo hướng bền vững, nâng cao khả năng cạnh tranh, giữ vị trí trong nhóm 10 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Phát triển xuất khẩu vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển nuôi trồng, khai thác và dịch vụ thủy sản, góp phần ổn định và từng bước nâng cao thu nhập cho nông, ngư dân.


Chỉ tiêu cụ thể, đến năm 2015, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản trên 8%/năm; Giá trị xuất khẩu năm 2015 đạt 7,5 tỉ đô la, trong đó tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng đạt trên 60%; Giá trị sản phẩm xuất khẩu từ nuôi trồng chiếm khoảng 70%.


Định hướng đến năm 2020, thủy sản tiếp tục là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm trên 7%; Giá trị xuất khẩu dự kiến đạt 10,0 - 10,5 tỉ đô la; xây dựng được các thương hiệu thủy sản lớn có uy tín, giữ vững và phát triển thị trường truyền thống, từng bước khai thác và xâm nhập vào các thị trường mới.


Mặc dù đã đạt nhiều thành tựu đáng kể và có định hướng chiến lược rõ ràng, tuy nhiên, sự phát triển của ngành thủy sản vẫn chưa thật sự toàn diện và bền vững, vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do chủ yếu vẫn gia tăng về lượng, còn sự chuyển biến về chất còn rất hạn chế.
Ông Ngô Tiến Chương chia sẻ: “Chúng ta cần tập trung đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm thay vì phát triển ồ ạt mà thiếu kiểm soát hay thiếu quy hoạch tốt, nhằm gia tăng giá trị của sản phẩm thay vì gia tăng số lượng. Áp dụng các tiêu chuẩn bền vững một cách có hệ thống để tạo lòng tin của người tiêu dùng và sản xuất có trách nhiệm với môi trường và xã hội. Đồng thời, cũng cần có chiến lược thị trường tốt để đảm bảo tính cạnh tranh cao đối với các sản phẩm thủy sản “Made in Vietnam”, chẳng hạn như cá tra Việt Nam”.


Còn theo ông Nguyễn Thành Tâm – Giảng viên Trường Đại học Nông Lâm TPHCM: “Hiện nay, giá trị xuất khẩu của các mặt hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới chưa cao. Thời gian qua, ngành thủy sản nước ta chỉ mới gia tăng về lượng mà chưa chú trọng đến chất. Thủy sản Việt Nam cần phải nâng cao chất lượng, nâng cao giá trị của sản phẩm xuất khẩu, để từ đó nâng cao lợi nhuận


Theo Sao Mai-  TBKTSG Online
 



Báo cáo phân tích thị trường