Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Những chủng cúm gia cầm nhẹ là nguyên nhân gây bệnh cho các loài chím hoang dã
24 | 09 | 2007
Cúm gia cầm nhẹ vẫn có thể lây lan trong các loài chim hoang dã và tốc độ lây thậm chí còn nhanh hơn dự báo, đặc biệt là làm chậm quá trình di trú của chúng.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Hà Lan đã chứng minh quá trình phát tán các chủng vi-rút cúm sang chim hoang dã và làm thay đổi quan điểm trước đây cho rằng các loài chim hoang dã không bị nhiễm bệnh từ những con mới mang mầm bệnh, thậm chí các dạng cúm nhẹ không gây nguy hiểm cho con người.

Các nhà khoa học đã tiến hành theo dõi 12 con thiên nga bằng cách gắn chip điện tử vào cổ của chúng, trong đó có 2 con mắc bệnh mang dòng vi-rút cúm nhẹ hơn là H6N2 và H6N8. Kết quả cho thấy, những con thiên nga mắc bệnh đã bay đến vùng đất ấm hơn ở Tây Bắc nước Nga vào cuối tháng 1, đầu tháng 2, muộn hơn một tháng so với con không mang bệnh. Nguyên nhân là do chúng chuyển động chậm hơn và chúng cũng dừng nghỉ nhiều lần hơn trong cùng hành trình bay (35 km /chặng thay vì 250 km/chặng đối với những con khỏe ). Chính hành trình chậm chạp này lại là nguyên nhân truyền bệnh cho các con chim khỏe. Theo các nhà khoa học, do sự di cư chậm hơn, những con thiên nga mang vi-rút cúm đã "tiếp xúc" với nhiều con không mang bệnh di chuyển qua chúng, bằng cách này vi-rút cúm truyền rất nhanh.

Trong khi hiện nay ,người ta chỉ nghĩ rằng cúm gia cầm là dòng vi-rút H5N1 có nguồn gốc từ châu Á và kể từ khi phát hiện năm 2003 nó đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 164 người trên thế giới, Tiến sĩ Gian van Gin (Jan van Gils) thuộc Viện sinh thái Hà Lan, tham gia nghiên cứu trên khẳng định các chủng cúm nhẹ rất nguy hiểm bởi nó chính là nguồn gốc của những đại dịch cúm trong lịch sử như dịch cúm Tây Ban Nha xuất hiện năm 1918 - đại dịch cúm thảm khốc nhất làm khoảng 50 triệu người trên thế giới thiệt mạng./.

Nguồn tin: TTXVN

Báo cáo phân tích thị trường