Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Tiêu dùng gạo tại Bangladesh tuân theo khuynh hướng toàn cầu
24 | 10 | 2017
Tiêu dùng gạo tại Bangladesh tuân theo khuynh hướng toàn cầu

Tiêu dùng gạo trên đầu người tại Bangladesh giảm nhanh trong giai đoạn 2010 – 2016 do thu nhập tăng giúp người Bangladesh đa dạng hóa thực đơn và tăng hấp thụ dinh dưỡng từ các thực phẩm phi ngũ cốc. Tiêu dùng gạo trên đầu người tại Bangladesh giảm 11% từ 416gr/người/ngày năm 2010 xuống 367gr/người/ngày năm 2016, theo báo cáo sơ bộ của Điều tra Thu nhập và Chi tiêu hộ gia đình (HIES) năm 2016 mới công bố gần đây.

Tổng cục Thống kê Bangladesh (BBS) cũng kết luận rằng người Bangladesh đang giảm tiêu dùng lúa mỳ trong giai đoạn 2010 – 2016. Tiêu dùng lúa mỳ trên ngày mỗi người giảm 24% từ 26gr/người/ngày năm 2010 xuống 19,83gr/người/ngày năm 2016. Nhìn chung, hấp thụ dinh dưỡng hàng ngày từ gạo và lúa mỳ của mỗi người dân Bangladesh giảm lần lượt 21% và 41% từ mức 464,3gr/người/ngày và 33,7gr/người/ngày trong năm 1995 – 1996, theo HIES 2016.

Mặt khác, tiêu dùng một số thực phẩm ngoài gạo và lúa mỳ lại tăng trong cùng kỳ so sánh. Ví dụ, tiêu dùng cá tăng từ 49,5gr/người/ngày năm 2010 lên 62,58gr/người/ngày năm 2016. Từ năm 2010, tiêu dùng thịt gà trên đầu người tại Bangladesh cũng tăng 54%, theo HIES.

Akhter Ahmed, đại diện quốc gia tại Viện Nghiên cứu Chính sách Thực phẩm Quốc tế (IFPRI) tại Bangladesh, cho rằng nguyên nhân là do thu nhập trên đầu người của của nước này tăng. “Khi thu nhập tăng, tiêu dùng thực phẩm thiết yếu giảm và các thực phẩm khác tăng lên. Dấu hiệu tốt là tiêu thụ thịt gà và trứng đang tăng. Đa dạng hóa thực đơn là tốt về quan điểm dinh dưỡng”.

Tại Bangladesh, gạo vẫn chiếm 70 – 75% tổng calorie hấp thụ và 50% tổng protein hấp thụ, dù rằng gạo không phải là một nguồn protein tốt, ông Ahmed cho hay. “Tốc độ giảm tiêu dùng gạo nên nhanh hơn diễn biến hiện nay”.

Dựa trên ước tính tiêu thụ gạo hàng ngày trên đầu người của HIES 2016, tổng nhu cầu tiêu dùng gạo của đất nước 165 triệu dân này là 22,1 triệu tấn gạo, thấp hơn nhiều so với sản lượng 34,7 triệu tấn gạo theo ước tính của BBS.

Dữ liệu HIES cho thấy tiêu dùng ngũ cốc giảm cả tại khu vực nông thôn và thành thị trong giai đoạn 2010 – 2016. Người dân nông thôn tiêu thụ gạo nhiều hơn người dân thành thị. Tuy nhiên, tiêu dùng rau trên đầu người mỗi ngày tăng nhẹ; trong khi tiêu thụ trái cây, sữa và các sản phẩm từ sữa giảm trong cùng giai đoạn. BBS nhận thấy tiêu thụ rau trên đầu người hàng ngày tăng từ 166gr/người/ngày năm 2010 lên 167 gr/người/ngày năm 2016.

Theo The Daily Star (gappingworld.com)



Báo cáo phân tích thị trường