Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Quy chế NME trong cam kết WTO của Việt Nam
11 | 09 | 2007
Theo Phó chánh văn phòng Uỷ ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế, vấn đề kinh tế phi thị trường (NME) là một thực tế đang tồn tại trong WTO mà Việt Nam, Trung Quốc và các nước bị coi là kinh tế phi thị trường khác phải chấp nhận và đối phó như một thách thức của hội nhập.

Theo Phó chánh văn phòng Uỷ ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế, vấn đề kinh tế phi thị trường (NME) là một thực tế đang tồn tại trong WTO mà Việt Nam, Trung Quốc và các nước bị coi là kinh tế phi thị trường khác phải chấp nhận và đối phó như một thách thức của hội nhập.

Để đối phó với NME, có thể có 3 cách tiếp cận: chấp nhận những thách thức mà một nước bị coi là kinh tế phi thị trường sẽ phải đối mặt khi tham gia thương mại quốc tế, đặc biệt trong quan hệ thương mại với những nước thường xuyên sử dụng công cụ chống bán phá giá. Xác định rõ những khó khăn có thể sẽ gặp phải khi xuất khẩu ra thị trường quốc tế để chuẩn bị sẵn các giải pháp đối phó; đẩy mạnh cải cách theo định hướng thị trường.

Đồng thời tích cực vận động các thành viên WTO sớm công nhận quy chế thị trường và không áp dụng điều khoản trong Nghị định thư gia nhập WTO về kinh tế phi thị trường; với tư cách thành viên WTO, yêu cầu xem xét lại và sửa đổi các điều khoản liên quan kinh tế phi thị trường trong Hiệp định Chống bán phá của WTO.

Trong 3 phương án trên, phương án đầu tiên mang tính ngắn hạn và thiên về các giải pháp ở cấp độ doanh nghiệp. Hai phương án còn lại mang tính dài hạn hơn và phải thực hiện ở cấp độ quốc gia. Trên cơ sở 3 phương án tiếp cận đối vấn đề NME, có 3 khuyến nghị cụ thể đối với doanh nghiệp.

Thứ nhất, tăng cường phối hợp thông qua các hiệp hội ngành hàng. Vai trò của các hiệp hội trong đối phó và giải quyết các tranh chấp liên quan tới giá thể hiện ở hai góc độ: hạn chế nguy cơ xảy ra tranh chấp và phối hợp với các doanh nghiệp giải quyết tranh chấp. Đối với các nước kinh tế phi thị trường, việc tránh để xảy ra các vụ kiện bán phá giá là hết sức quan trọng. Việc sử dụng giá nước thứ ba để tính các chi phí đầu vào không phản ánh đúng thực tế thị trường, các lợi thế cạnh tranh riêng của từng quốc gia và dẫn đến bóp méo giá thành sản phẩm.

Do đó, một khi khiếu kiện xảy ra thì việc điều tra gần như chắc chắn sẽ đưa đến kết luận các doanh nghiệp bán phá giá và các mức thuế chống bán phá giá sẽ được áp dụng. Thông qua các hiệp hội, các doanh nghiệp xuất khẩu có thể phối hợp để tránh tình trạng tranh nhau hợp đồng dẫn đến hạ giá bán hoặc thoả thuận lượng xuất khẩu để không tạo biến động lớn trên thị trường.

Khi nhận định khả năng bùng phát khiếu kiện, các hiệp hội có thể yêu cầu đàm phán với hiệp hội ngành hàng phía đối tác để chủ động tìm giải pháp nhằm tránh nguy cơ trở thành bị đơn (thoả thuận kiềm chế lượng hàng hoá xuất khẩu, định giá sàn...).

Khi các doanh nghiệp tại một nước NME trở thành bị đơn của kiện bán phá giá, việc điều tra thường được tiến hành ở một loạt doanh nghiệp xuất khẩu những mặt hàng tương tự. Các hiệp hội sẽ giữ vai trò phối hợp hoạt động giữa các doanh nghiệp đồng thời là cầu nối giữa doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước để chứng minh tính chất thị trường trong hoạt động của doanh nghiệp, hạn chế tối đa tổn thất.

Thứ hai, doanh nghiệp cần nắm vững và vận dụng các quy định về NME của nước nhập khẩu. Cụ thể trong trường hợp thị trường nhập khẩu là EU, luật EU về NME cũng rất đa dạng bao gồm những quy định cho phép dành quy chế thị trường cho một ngành, một doanh nghiệp hoặc cho từng trường hợp cụ thể. Tuỳ từng tình huống cụ thể, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng sang EU có thể vận dụng các quy định này để xin quy chế thị trường cho mình trong lúc Việt Nam vẫn đang là NME. Mặc dù việc yêu cầu đãi ngộ thị trường không đơn giản nhưng không phải không thể.

Thứ ba, doanh nghiệp nên duy trì hệ thống sổ sách kế toán minh bạch để có thể cung cấp đầy đủ, chính xác các dữ liệu cần thiết trong quá trình điều tra.

 



Nguồn: trade.hochiminhcity
Báo cáo phân tích thị trường