Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Đặt Mua Báo Cáo
Trang Chủ
Giới thiệu
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Các lĩnh vực chuyên môn
Kinh nghiệm
Giá trị cốt lõi
Đối tác
Tin tức
Tin tức
Ðiều
Hồ tiêu
Lâm sản &gỗ
Rau quả
Chè
Sữa
Cà phê
Mía đường
Cao su
Thịt & thực phẩm
Phân bón
Thức ăn chăn nuôi
Thủy sản
Lúa gạo
Hoạt động
Bản tin
Các dự án,hoạt động đã làm
Các dự án
Nhân sự
Ban lãnh đạo
Phòng Tổng hợp
Phòng Thông tin truyền thông
Sản phẩm
Dữ liệu
Thư viện
Châu Phi tăng cường nhập khẩu gạo chất lượng của Thái Lan
04 | 03 | 2008
Các nước châu Phi đã nổi lên trở thành những nhà nhập khẩu gạo trắng quan trọng của Thái sau nhiều thập kỷ là khách hàng mua gạo sấy thân thiết của Thái Lan.
Năm ngoái, Mozambique, Angola, Senegal, Togo và Ghana là những quốc gia hàng đầu nhập khẩu gạo trắng của Thái , với tốc độ tăng trưởng rất lớn, đặc biệt là Senegal đã nhập trên 136.000 tấn với mức tăng 3.488% so với năm 2006.Theo ông Chookiat Ophaswongse, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà xuất khẩu Gạo Thái Lan, người tiêu dùng châu Phi tại các vùng ven biển phía đông chuộng gạo chất lượng cao hơn, đặc biệt là gạo trắng, điều này phản ánh thu nhập của họ cũng cao hơn.Gạo sấy được khách hàng vùng ven biển miền tây ưa chuộng, giúp châu Phi trở thành khách hàng mua gạo Thái lớn nhất trong năm ngoái với 3,89 triệu tấn, chiếm 41% tổng lượng gạo xuất khẩu của Thái.Năm ngoái, xuất khẩu gạo sấy của Thái tăng 28,5% so với năm 2006, đạt 2,13 triệu tấn. Các thị trường xuất khẩu lớn nhất loại gạo này của Thái gồm Benin, Nam Phi và Yemen. Gạo sấy khi nấu sẽ không bị nát và vẫn giữ được nhiều vitamin và muối khoáng.Ông Chookiat cho rằng triển vọng xuất khẩu gạo sang châu Phi vẫn còn rất lớn. Trong tháng 1, các nước châu Phi đã lọt vào top 10 nhà nhập khẩu gạo hàng đầu của Thái Lan, đặc biệt là Benin.Sở dĩ các nước châu Phi tăng nhập khẩu gạo Thái trong thời gian gần đây là do kể từ năm ngoái, nguồn cung gạo từ Ấn Độ thiếu nên các nhà chức trách Ấn Độ đã tạm ngưng xuất khẩu gạo non-basmati, gồm cả gạo sấy, bằng việc xác lập giá xuất khẩu tối thiểu ở mức 500 USD/tấn và tăng lên 600 USD/tấn trong năm nay. Ấn Độ đang cố gắng giảm xuất khẩu gạo để giành cho tiêu thụ trong nước sau khi nhiều cánh đồng lúa đã bị thiệt hại do thời tiết xấu.Các nhà xuất khẩu gạo Thái cũng gặp may mắn khi vào tháng 7 năm ngoái Việt Nam ra thông báo cấm xuất khẩu gạo, giảm lượng xuất khẩu xuống khoảng 4,6 triệu tấn, lượng tương tự như mức dự kiến xuất khẩu năm nay.Ước tính năm nay Thái Lan sẽ xuất 8,7 triệu tấn gạo, thấp hơn mức kỷ lục 9,5 triệu tấn của năm ngoài.
Nguồn: http://thongtinthuongmaivietnam.vn
Các Tin Khác
Xuất khẩu gạo Pakistan giảm trong 7 tháng đầu niên vụ 2007/08
03 | 03 | 2008
Điều chỉnh kế hoạch xuất khẩu gạo vào quý III năm 2008
01 | 03 | 2008
Thái Lan muốn hợp tác với Việt Nam ổn định giá gạo xuất khẩu
29 | 02 | 2008
Thị trường gạo thế giới ngày 25/2: giá tăng mạnh
28 | 02 | 2008
"Nóng ruột" vì lúa gạo sốt giá?
27 | 02 | 2008
Tạm dừng ký hợp đồng xuất khẩu gạo
27 | 02 | 2008
Mianma: Xuất khẩu gạo tăng nửa đầu tài khóa 2007-2008
26 | 02 | 2008
Thị trường gạo thế giới tuần 18-22/2: giá tăng mạnh
26 | 02 | 2008
Tiếp tục ngừng ký hợp đồng giao gạo từ tháng 3
25 | 02 | 2008
Chính phủ ra ’hạn mức’ xuất khẩu gạo năm 2008
25 | 02 | 2008
Tin Liên Quan
Châu Phi tăng cường nhập khẩu gạo chất lượng của Thái Lan
3/4/2008 12:00:00 AM
Châu Phi gia tăng nhập khẩu gạo chất lượng cao của Thái Lan
3/4/2009 12:00:00 AM
Thị trường gạo thế giới tháng 11/2007: gạo Thái tăng giá mạnh
12/14/2007 12:00:00 AM
Thị trường gạo thế giới tuần 19-27/10: giá tăng
10/31/2007 12:00:00 AM
Đôi nét về ngành lúa gạo Trung Quốc
6/23/2007 12:00:00 AM
Thị trường gạo thế giới tháng 9/2007
10/24/2007 12:00:00 AM
Xuất khẩu gạo Thái lan năm 2008 có thể đạt 9 triệu tấn
10/30/2007 12:00:00 AM
Thái Lan mở rộng khai thác thị trường gạo Trung Đông và châu Phi
9/1/2007 12:00:00 AM
Thái Lan mở rộng khai thác thị trường gạo Trung Đông và châu Phi
8/26/2007 12:00:00 AM
FAO: Triển vọng thị trường gạo năm 2018 vẫn tích cực
12/26/2017 12:00:00 AM
Báo cáo phân tích thị trường
Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn