Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Sự trở lại của Ông Sandwiches
18 | 03 | 2008
Cuộc khủng hoảng tài chính ở Thái Lan năm 1997 khiến cho rất nhiều người chỉ sau một đêm từ một triệu phú trở thành kẻ ăn mày lang thang ngoài đường. Sirivat Voravetvuthikun chỉ là một trong số những nạn nhân của cuộc khủng hoảng đó. Nhưng cuộc đời của ông không chỉ dừng lại ở đó, ông đã nỗ lực đấu tranh phi thường từ sự khánh tận tột cùng để tạo dựng lại một thương hiệu mới.
20070702132930_42451022_sandwich203.jpgSIRIVAT SANWICH" được thành lập vào tháng 4 năm 1997 khi ông Sirivat và vợ ông là bà Vilailuck bắt đầu làm và bán những chiếc bánh Sandwiches đầu tiên vào ngày 20 / 4 /1997. Mất 6 tiếng 30 phút để bán hết chỗ bánh. Người đàn ông 56 tuổi này đã từng là một người môi giới và đầu tư chứng khoán nổi tiếng trên tất cả các sàn giao dịch. Ông gặp vận may cho tới khi thị trường chứng khoán sụp đổ vào đầu năm 1997. Hai mươi nhân công của ông cho biết họ sẽ ở lại với ông, người đã mất cả khả năng thanh toán lẫn vận may. Ông và vợ quyết định cắt giảm chi phí, ngoại trừ tiền lương của nhân viên. Để tồn tại ông phải bán khu gia cư của mình lấy 15 triệu Bath. Và vợ ông trực tiếp làm và bán sandwiches.
Năm 2003, ông Sirivat vẫn bán bánh sandwich để giữ cho những nhân viên của mình không rơi vào cảnh thất nghiệp bởi ông biết họ đều có hoàn cảnh khó khăn. Với ông, niềm hi vọng lại bừng lên khi người Thái bắt đầu ủng hộ ông. Hơn 140 đài địa phương nói về tinh thần đấu tranh của ông kể từ khi cuộc khủng hoảng kinh tế Thái xảy ra năm 1997. Thêm vào đó, các đài CNN, CNBC, BBC WORLD, NHK, và hơn 99 đài quốc tế đã đưa hình ảnh logo của ông ( hình ảnh đồng bạt nổi với quả bóng) trên khắp thế giới và gọi ông là " người đàn ông sandwiches" và " Ông sandwiches của Thái Lan". Đài BBC WORLD cũng bình chọn ông trên tạp chí người đổi mới ở Châu Á năm 2003.


Ông Sanwiches đã trở lại kinh doanh sau 10 năm kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á đã làm một người từng gây sóng gió trên thị trường chứng khoán như ông phải khánh tận.Ông đã từng là một triệu phú, khi sở hữu tới hơn 100 triệu Bath. Vào thời điểm đó, khi ông mạo hiểm đầu tư 150,000 đô la một ngày và nên nổi tiếng với cái tên thật của mình, Sirivat Voravetvuthikun. Ông nói khi đang mặc bộ đồng phục bán thức ăn nhanh:" Tôi đã từng sống trong một trong những khu gia cư đắt nhất Bangkok. Nhưng giờ thì nó thuộc về Ngân hàng rồi".
Bây giờ ông bán sandwiches và cà phê trong một quán cà phê thời trang trước cổng bệnh viện Bangkok. Ông không bao giờ nghỉ làm một ngày và chẳng hề quan tâm tới chính mình bởi ngày nào ông cũng làm việc, ông dừng cuộc nói chuyện lại để nhặt bụi bẩn dưới nền nhà trắng sáng với một chiếc khăn ăn.


Trên chiếc áo sơ mi của ông có in hình chữ B trên một quả bóng, điều này miêu tả lại sự thả nổi của đồng Bạt Thái cách đây 10 năm. Sự mất giá của động tiền làm cho thị trường trở lên hỗn loạn. Giá trị của đồng Bạt rơi xuống chỉ còn một nửa so với mệnh giá chính thức của đồng đô la, làm tăng nợ nước ngoài. Thị trường chứng khoán mất 3/4 giá trị.


Ông kể:" người dân Thái đã khóc, nhiều người đã tự tử. Một người đàn ông tự tử bằng khẩu súng của mình trước sàn giao dịch chứng khoán nhưng ông ta không chết mà sau đó bị liệt". Cuộc khủng hoảng không chỉ hoành hành tại Thái Lan mà còn lan sang các nước khác trong khu vực, tạo ra một cú sốc lớn tới chính phủ các nước Indonesia và Philippines.


Ông Sandwich là một trong rất nhiều nạn nhân đi vay tiền để đầu tư chứng khoán.Tỷ lệ lãi suất tiền vay đã giết chết nhà đầu tư, số tiền vay nợ của ông tăng lên và những người chủ nợ đã kiện ông ra tòa. Ông phải công khai phá sản, nhưng những nhân viên của ông luôn ủng hộ ông. Ông nói" tôi đã rất chán nản, tôi hỏi vợ tôi Chúng ta nên làm gì bây giờ? và bà ấy trả lời rằng, không sao, tôi sẽ làm sandwiches để bán."


Ông đi dọc con phố với khay sandwiches đeo trên cổ và ông bị bắt giữ hai lần vì tội bán hàng rong trái phép. Ông nói" Tôi thà bị phá sản còn hơn là chết". Hầu hết các thị trường khu vực bây giờ đã phát triển hơn năm 1997, và rất nhiều nhà kinh tế tin rằng cấu trúc của thị trường hiện nay bền vững nhất so với 10 năm trước đây.


Năm ngoái, kinh tế Châu Á tăng trưởng ở mức 8.3%. Tỷ lệ tăng trưởng chậm hơn so với trước khi cuộc khủng hoảng xảy ra nhưng những nhà đầu tư đã thận trọng hơn. Ông luôn tự trách mình vì đã quá tham lam cứ lao vào đầu tư mà không bao giờ thấy đủ cả.


Những người đầu tư nước ngoài cách đây nhiều năm đã đầu tư 1,3 triệu đô la vào thị trường chứng khoán Thái Lan, nhưng ông khuyên những nhà đầu tư nên bán cổ phiếu đi bởi thu nhập của những công ty niêm yết tăng rất chậm, trong khi đó lại có bạo lực ở phía Nam chính trị không ổn định, và giá nhiên liệu tăng cao.


Mặc dù trong tình cảnh ảm đạm như vậy, nhưng việc kinh doanh của ông vẫn rất phát đạt, ông nói" Tôi đang lấy lại những thứ đã mất nhưng vẫn chưa lấy lại được hoàn toàn, phải mất hơn 5 năm để trở lên giàu hơn mức trước kia". Ông tự sản xuất nhãn hiệu Shushi và đồ uống đóng hộp. Và quán cà phê đầu tiên trong chuỗi Caffe Conrners của ông khai trương ở Bangkok vào tháng 8.
Vào năm 2009, ông hi vọng công ty mình sẽ được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Và sau đó, như bây giờ, sẽ có hình ảnh của ông cắt từ bìa cứng với cái khay đầy sandwiches đeo trên cổ.



Nguồn: www.saga.vn
Báo cáo phân tích thị trường