Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Nhà máy đường chỉ tồn tại khi nông dân có lãi?
06 | 10 | 2008
Nhà máy đường Thuận Phước đã tạo được uy tín với nông dân tuy mới hoạt động từ tháng 9/2006 và mới ép một vụ mía 2007, trong bối cảnh nông dân chán ngán vì thua lỗ với cây mía và nhà máy Đường Bình Thuận phá sản.
Nông dân Nguyễn Trọng Hòa - 30 tuổi, ở xã Thuận Hòa (Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) đầu tư 7 triệu đồng (nhà máy đường ứng trước) trồng 0,5 ha mía, thu hoạch vụ đầu anh còn lãi 8 triệu, vụ hai này anh ước lãi khoảng 15 triệu đồng.

Nông dân Nguyễn Văn Quyết cùng địa phương trồng 1 ha mía, thu hoạchhai vụ lãi khoảng 60 triệu đồng, đến tháng 2/2009 sẽ thu hoạch vụ thứ ba, ước lãi vài chục triệu đồng nữa. Đất trồng mía của hai nông dân một trẻ, một lớn tuổi này nằm bên kênh dẫn nước, đất đai phì nhiêu, có thể thu hoạch 4 đến 5 vụ nếu được chăm sóc tốt.

Hai nông dân trên ở trong số những hộ đã ký hợp đồng trồng mía với nhà máy đường MITR KSETR Thuận Phước (Hàm Thuận Bắc). Nhà máy đầu tư công làm đất, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, giống năng suất cao và bao tiêu sản phẩm.

Đặc biệt, nhà máy đầu tư luôn máy móc phục vụ cho đồng mía của bà con (máy cày, máy kéo, thiết bị trồng mía….) và cùng quản lý đồng mía với nông dân bằng đội ngũ kỹ sư thường xuyên có mặt trên đồng, để hướng dẫn kỹ thuật làm đất, kỹ thuật trồng trọt, kỹ thuật thu họach.

Nông dân Nguyễn Văn Quyếtcho biết lãnh đạo nhà máy hàng tháng đều một, hai lần lội đồng, vào tận giữa ruộng để xem mía phát triển hay xem luống cày có đạt kỹ thuật không, chứ không hề đứng đầu bờ chỉ tay năm ngón.

Nhà máy đường Thuận Phước đã tạo được uy tín với nông dân tuy mới hoạt động từ tháng 9/2006 và mới ép một vụ mía 2007, trong bối cảnh nông dân chán ngán vì thua lỗ với cây mía và nhà máy Đường Bình Thuận phá sản.

Cty Liên doanh MITR KASERT Thuận Phước (Thái Lan) đã mua lại nhà máy Đường Bình Thuận, cải tạo máy móc và thay đổi công nghệ, một mặt quy họach vùng nguyên liệu theo phương châm nhà máy và nông dân cùng có lợi, nâng cao đời sống cộng đồng nơi đặt nhà máy.

Đến nay, nông dân hơn 10 xã thuộc 3 huyện Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Hàm Tân đã có vài trăm hécta mía đứng hợp đồng với nhà máy. Sản lượng mía thu hoạch mùa này rất nhỏ so công suất nhà máy 1.400 tấn mía cây/ngày nên nhà máy sẽ đặt một trạm mua mía ở huyện Hàm Tân, nơi nông dân có truyền thống trồng mía với diện tích lớn nhất tỉnh.

Ngay mô hình trạm mua mía này cũng khác biệt với trạm mua mía của nhà máy đường phá sản: cân, mua tại trạm (mua xô, không tính chữ đường). Trước đây, nông dân phải lấy phiếu hẹn ngày chặt mía, chặt xong phải chờ xe chở về nhà máy mới cân, có khi năm bảy ngày mới có xe nên vừa hao hụt sản lượng vừa mất chữ đường.

Nông dân có lãi mới trồng mía, có mía thì nhà máy mới tồn tại. Điều hết sức đơn giản này ai cũng biết nhưng rất tiếc là không phải ai cũng thực hiện được, bằng chứng là nhà máy Đường Bình Thuận đã từng phá sản và người trồng mía đã lao đao.



Nguồn: chebien
Báo cáo phân tích thị trường