Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Hoang mang vì nhãn tiếng Việt trên sữa ngoại
04 | 11 | 2011
Từ đầu năm đến nay, thị trường sữa có hai đợt tăng giá khiến không ít bà nội trợ “bức xúc,” nhưng đến nay, giá sữa đang dần đi vào ổn định. Tuy nhiên, sau khi giá sữa được kiểm soát chặt chẽ, người tiêu dùng Hà Nội lại hoang mang về nhãn mác phụ đề tiếng Việt trên sữa ngoại.

Theo khảo sát của phóng viên tại các siêu thị Hapro, Fivimark và một số của hàng, đại lý sữa cho thấy, hiện nay nhãn mác bằng tiếng Việt ghi trên sữa không có quy định rõ ràng nên thông tin trên nhãn ở các hãng sữa mỗi nơi một kiểu làm thị trường sữa “loạn” nhãn mác và dẫn đến “loạn” chất lượng.

Theo khảo sát, hầu hết sữa ngoại đều dán phụ đề tiếng Việt nhưng dường như chỉ giới thiệu cho người tiêu dùng biết tên sản phẩm, không hề có những thông tin cần thiết như định lượng, tên tổ chức cá nhân chịu trách nhiệm, tiêu chuẩn chất lượng… Thậm chí, mỗi hãng sữa cung cấp những thông tin cũng khác nhau.

Cụ thể, sữa bột Proform chỉ ghi thành phần (không có định lượng), cách sử dụng, hạn sử dụng; sữa Airbort (sữa dinh dưỡng đặc biệt) ghi cung cấp 24 khoáng chất và vitamin; sữa XO (Hàn Quốc) ghi thành phần (không có định lượng), hướng dẫn, hạn sử dụng, nhà sản xuất; công dụng, nguồn gốc; sữa Kabrita (sữa dê) từ 0-6 tháng tuổi không có nhãn mác tiếng Việt…

Chị Lan nhà ở Nhổn cho biết: “Hiện nay sữa ngoại dù có dán nhãn mác bằng tiếng Việt nhưng không đầy đủ thông tin hoặc không cụ thể, đặc biệt thành phần không ghi rõ thành phần, định lượng, khó có thể biết được sữa nào tốt hơn sữa nào, nên chị thấy sữa nào có thương hiệu, giá hợp lý thì mua.”

Việc ghi nhãn mác không rõ ràng trên sản phẩm không chỉ khiến người tiêu dùng gặp khó khăn trong việc so sánh chất lượng sản phẩm mà vô tình người tiêu dùng đã đánh đồng chất lượng các sản phẩm với nhau.

Theo đại diện Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), hiện nay nhà sản xuất luôn tìm cách “lách” các cơ quan chức năng, đánh đố ngươi tiêu dùng với nhãn mác “mập mờ”, không rõ ràng, quảng cáo “quá” so với thực tế, khiến người tiêu dùng hoang mang khi lựa chọn sản phẩm và vô tình đánh đồng chất lượng các sản phẩm với nhau./.

Theo Vietnam+



Báo cáo phân tích thị trường