Các trang trại sữa quy mô lớn đã bùng nổ lại quốc gia này khi 1,4 tỷ người tiêu dùng nước này vượt qua định kiến văn hóa để đưa thức uống này ngày càng trở nên phổ biến và được ưa chuộng. Kinh tế bùng nổ và chính phủ hỗ trợ chuyể đổi ngành sữa trở thành ngành sản xuất có giá trị 40 tỷ USD hàng năm, chuyển đổi sản xuất từ các nhà sản xuát quy mô nhỏ sang các đại trang trại lên tới 10.000 con bò – và đi kèm là hàng núi chất thải. “Mùi phân trong mùa hè rất khủng khiếp” – ông Ren Xiangjun, một nông dân tại hạt Gannan cho biết. Chỉ vào dòng nước xanh lá cây thải ra dưới bức tường màu xám ở trang trại thuộc sở hữu của tập đoàn Feihe International, ông cho biết thêm: “Bạn có thể nhìn thấy rõ ràng các dòng chảy ra ngoài từ trang trại đó”.
Các bao gói thuốc thú y rải rác khắp nơi bởi rác thải sau khi tiêm thuốc được vứt tự do, tác động trực tiếp tới chất lượng đất của nông dân xung quanh. Khi trang trại Feihe mở cửa vào năm 2012 tại các đồi cỏ thuộc tỉnh phía Bắc Hắc Long Giang, quy mô của trang trại là 10.000 con bò. Tại làng Daxing cạnh đó, một người phụ nữ cũng có họ là Ren cho biết hàng núi phân chuồng chất đầy tại đây, gây ra ô nhiễm và tiếng ồn.
Ngành sữa Trung Quốc ghi nhận tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm hơn 12% kể từ năm 2000, do người tiêu dùng ngày càng giàu có và có nhu cầu cao với các lợi ích sức khỏe từ calcium. Đảng Cộng sản cầm quyền đã châm ngòi cho sự tăng trưởng này, với việc cựu thủ tướng Ôn Gia Bảo từng nói về “giấc mơ” rằng trẻ em Trung Quốc được tiêu dùng 500gr các sản phẩm sữa hàng ngày.
Nhưng vụ scandal nổ ra năm 2008 liên quan đến sữa công thức cho trẻ em bị nhiễm hóa chất công nghiệp melamine gây ra cái chết của 6 trẻ em và hơn 300.000 em nhỏ khác bị ảnh hưởng, đã làm tan vỡ lòng tin của người tiêu dùng đối với ngành này. Cuộc khủng hoảng này được đổ cho các nông dân sản xuất nhỏ sử dụng hóa chất tăng cường hàm lượng protein trong sữa để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Chính phủ Trung Quốc phản ứng lại bằng cách ra lệnh thiết lập các cơ sở sản xuất quy mô lớn. “Họ nghĩ rằng nếu chúng tôi có các trang trại quy mô lớn, họ sẽ dễ quy định và kiểm tra”, theo ông David Mahon, người sáng lập quỹ đầu tư chuyên về ngành sữa tại Bắc Kinh cho biết.
Mô hình sản xuất quy mô lớn cũng đang tồn tại tại các quốc gia khác, như New Zealand, nhưng hiếm có trang trại lẻ nào có quy mô trên 3.000 con bò. Trong khi đó, tính đến năm 2014, Trung Quốc đã có đến 56 trang trại có quy mô từ 10.000 con trở lên, theo truyền thông quốc gia Trung Quốc – chiếm 80% số trang trại ở quy mô này trên toàn thế giới – tạo ra hàng loạt vấn đề ô nhiễm tại một số tỉnh. Ươc tính chỉ 3.500 con bò có thể sản sinh ra 100.000 tấn chất thải hàng năm. Các trang trại tại Trung Quốc cũng được yêu cầu chế biến lượng chất thải này thành phân bón nhưng các quy định thường bị phớt lờ.
“Một số khu vực tại Trung Quốc chỉ nên ghé qua vào mùa đông, bởi những khu đồi chất thải bò; đôi khi mùi từ những khu chất thải này không thể chịu nổi”, ông Mahon cho hay, “Trung Quốc đang học cách chăn nuôi bò và thiếu kinh nghiệm, nên dẫn tới các hệ quả như trên”.
Tại Gannan, các cư dân tố cáo các nhà chức trách địa phương hưởng lợi từ cá trang trại này và không có động thái chống lại các nhà sản xuất. Mặc dù không có những bằng chứng rõ ràng cho cáo buộc trên nhưng tình hình đang thay đổi. Phó chủ tịch Hiệp hội Sữa Yang Liguo năm 2014 đã chỉ ra rằng, “quy mô càng lớn thì các vấn đề môi trường, ô nhiễm và an toàn sinh học sẽ càng lớn”. Ông Mahon cho rằng phát ngôn trên đánh dấu một tư tưởng xét lại vĩ đại tại Bắc Kinh và chính phủ Trung Quốc đang hướng đến ngày càng nhiều trang trại có 350 đầu con.
Dồn càng nhiều vật nuôi cùng nhau càng làm tăng rủi ro dịch bệnh, có thể lây lan sang cả con người. Theo ông Feihe, một công nhân tại Wang Dali, từng bị mắc sốt Địa Trung Hải vào năm 2012, dẫn đến hệ quả là ông mất sức lao động và phải chịu đựng những cơn đau liên tiếp ở các khớp. Ông cho rằng chứng bệnh của ông gây ra bởi tình trạng dịch tễ tồi tệ. “Lũ bò được dồn lại dày đặc, ước tính mỗi con chỉ khoảng 12m2 không gian và chúng tôi không có cách nào xử lý đống chất thải. Chúng tôi đã đào một cái hố lớn để chôn nhưng giờ đống chất thải đã chất cao như núi”.
Những nông dân trồng ngô xung quanh khu vực chăn nuôi bò sữa thậm chí không tiêu thụ sản phẩm họ sản xuất, mà bán ra thị trường.
Theo Bangkok Post