Tháng 4/2017, giá lợn sống cổng trại chạm đáy ở mức 25.000 VNĐ/kg, tương đương 1,1 USD/kg và diễn biến giá trong những tháng đầu năm 2018 có thể phụ thuộc vào nhu cầu từ Trung Quốc trong vài tháng tới. Tuy nhiên, IPSOS khuyến nghị tất cả các tác nhân tham gia sản xuất chăn nuôi lợn nên cân đối đầu tư để tối thiểu hóa tác động của biến động giá lợn sống cổng trại, đặc biệt là khi các chuyên gia đều dự báo khả năng sinh lời thấp sau khi giá thịt lợn leo thang từ năm 2014 đến giữa năm 2016. Đáng chú ý là các trại nuôi công nghiệp và bán công nghiệp sẽ chiếm tỷ trọng lớn hơn trong nguồn cung lợn sống trong những năm tới và sự chuyển dịch này có thể diễn ra nhanh chóng hơn trong bối cảnh hiện tại. Nhiều thách thức đang đặt ra đối với các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ và nhiều hộ có thể sẽ không có động lực quay trở lại chăn nuôi lợn cho tới khi họ nhận thấy triển vọng tích cực một cách rõ rệt và giá lợn sống cổng trại tăng lên.
Trước bối cảnh bấp bênh trong triển vọng giá lợn cổng trại, các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ lẫn các trại chăn nuôi quy mô lớn cần cải thiện năng suất lợn nái và giảm chi phí sản xuất thông qua điều chỉnh kỹ thuật chăn nuôi. Lợn giống, thức ăn và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe vật nuôi là những thành phần chính trong chi phí chăn nuôi lợn. Các hộ chăn nuôi nhỏ phụ thuộc lớn vào nguồn cung lợn giống chất lượng cao từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lớn như CP, Japfa và Emivest. Giảm chi phí lợn giống là một viễn cảnh khó lòng diễn ra nên giảm chi phí thức ăn có thể là một giải pháp tiềm năng. Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi, thức ăn chiếm khoảng 65 – 70% tổng chi phí chăn nuôi lợn. Từ giai đoạn lợn 7 – 30kg, cho đến giai đoạn đầu tăng trưởng đến giai đoạn lợn thương phẩm, lợn cần được nuôi bằng thức ăn chất lượng cao để đảm bảo tăng trưởng tốt. Một khi hệ tiêu hóa của lợn trở nên khỏe hơn, thường là vào giai đoạn sinh trưởng và thương phẩm, các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ có thể giảm chi phí thức ăn bằng cách trộn một phần với các nguyên liệu rẻ hơn, qua đó có khả năng giảm chi phí thức ăn tới 15 – 20%/kg.
Tuy nhiên, các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ không thể giảm mạnh các sản phẩm chăm sóc sức khỏe vật nuôi như phụ gia, vắc xin và kháng sinh. Họ có thể chuyển sang các nhãn hiệu rẻ hơn để giảm nhẹ gánh nặng chi phí. Các hộ chăn nuôi có thể tìm các giải pháp khác như cải thiện chất lượng vật nuôi cũng như giảm chi phí chăn nuôi thông qua các giải pháp an toàn sinh học. Theo các chuyên gia ngành, ứng dụng một hệ thống an toàn sinh học tốt có chi phí chấp nhận được và nông dân vẫn có khả năng quản lý, vấn đề là các hộ nuôi cần nỗ lực ngăn các tác nhân mất vệ sinh từ môi trường bên ngoài. Một số ví dụ nổi bật là sử dụng các sản phẩm khoa học môi trường để ngăn chặn divhj bệnh và yêu cầu khách thăm thay sang các bộ đồ chống khuẩn trước khi vào trại nuôi. Mặc dù các bước này có vẻ dễ thực hện với chi phí thấp nhưng một số hộ chăn nuôi việt Nam vẫn ngần ngại áp dụng an toàn sinh học vào kỹ thuật chăn nuôi do họ cho rằng đây là các phương pháp đắt đỏ và phức tạp. CÁc hộ vượt qua được rào cản nhận thức này sẽ có lợi thế lớn trong giảm thiểu tối đa nguy cơ dịch bệnh, qua đó giảm nhẹ gánh nặng tài chính nếu dịch bệnh bùng phát.
Mặc dù những giải pháp cải thiện tình hình trên có vẻ trong tầm với, có vẻ ngay cả trong kịch bản tích cực, ngành chăn nuôi Việt Nam khó có thể đạt được ngay trong năm nay hoặc trong tương lai gần. Công ty tư vấn IPSOS khuyến nghị các tác nhân cung cấp thức ăn và thuốc thú y theo dõi thị trường sát sao và liên tục do sự chuyển dịch từ hoạt động chăn nuôi quy mô nhỏ sang quy mô bán công nghiệp và công nghiệp trong ngắn hạn cso thể tác động mạnh lên các chiến lược tăng trưởng của các tổ chức này. Thâu tóm thông tin thị trường đúng lúc và đúng thực tế sẽ giúp các nhà cung cấp thức ăn và thuốc thú y có bức tranh rõ ràng về thực trạng thị trường, cho phép họ vạch ra các kế hoạch khả thi để tiếp cận danh mục khách hàng. Hỗ trợ các cơ sở chăn nuôi xác định các giải pháp chi phí thấp và dài hạn, như ứng dụng an toàn sinh học, có thể thúc đẩy hình ảnh của các công ty và xây dựng niềm tin dài hạn với nông dân; qua đó, các công ty thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y có thể có cơ hội tăng vị thế cạnh tranh để thâm nhập thị trường tốt hơn.
Theo IPSOS (gappingworld.com)