Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Gỗ quý vẫn phơi mưa nắng tại khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ
02 | 07 | 2010
Theo các lực lượng chức năng của tỉnh Bắc Cạn thời gian qua đã thống kê, trong khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ ở huyện Na Rì hiện nay có khoảng 3.000 ha gỗ nghiến đã bị “ lâm tặc” chặt hạ mà chúng chưa mang đi được. Đây là tài sản lớn cần phải tận thu để tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đồng thời tạo việc làm và thu nhập cho nhân dân địa phương, tăng nguồn thu cho ngân sách, vệ sinh môi trường để rừng phát triển bền vững.

Năm 2009 tỉnh Bắc Cạn tiến hành tận thu gỗ nằm trên diện tích hơn 56 ha rừng tại thôn Khuổi A, xã Hảo Nghĩa, huyện Na Rì. Kết quả Công ty TNHH Đầu tư phát triển lâm nghiệp Việt Nam đã tận thu được 337 m3 gỗ nghiến xẻ (tương đương 540 m3 gỗ bán thương phẩm), 26m3 gỗ xẻ là bìa bắp.

Với số gỗ thương phẩm trên, Công ty TNHH Đầu tư phát triển lâm nghiệp Việt Nam nộp cho tỉnh 1,3 tỷ đồng tiền thuế tài nguyên và thuế giá trị gia tăng. Ngoài ra, Công ty còn đóng góp nhiều loại quỹ cho địa phương. Đặc biệt, Công ty TNHH Đầu tư phát triển lâm sản Việt Nam sử dụng toàn bộ nhân lực trực tiếp khai thác, vận chuyển là người địa phương.

Thôn Khuổi A có 20 hộ, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, nhưng trong suất thời gian tận thu thí điểm gỗ nghiến có 17 hộ trực tiếp tham gia xẻ gỗ, vận chuyển về nơi tập kết, nên nhân dân có thu nhập khá. Trong đợt này, hộ ít nhất có thu nhập 6 triệu đồng, hộ ông Nông Văn Phùng thu nhập 12 triệu đồng, cá biệt nhóm hộ ông Hoàng Văn Tá ở thôn Khuổi A có thu nhập 206 triệu đồng; nhóm ông Phan Văn Minh ở thôn lân cận Nà Sót có thu nhập 202 triệu đồng...tổng cộng nhân dân xã Hảo nghĩa có thu nhập từ việc tận thu gỗ nằm là 800 triệu đồng - nguồn thu không nhỏ ở địa một xã vùng cao còn gặp nhiều khó khăn như Hảo Nghĩa.

Hiện nay có 3.000 m3 gỗ nghiến đang nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ. Đây này là một tài sản rất lớn cần được tổ chức tận thu để không bị lãng phí, càng để lâu, số gỗ này càng bị xuống cấp, thất thoát, lâm tặc đang hằng ngày nhòm ngó, lợi dụng lực lượng chức năng không canh gác ở các cửa rừng là lẻn vào xẻ thành thớt mang đi tiêu thụ.



Theo www.nhandan.com.vn
Báo cáo phân tích thị trường