Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Thu quỹ bảo hiểm cà phê: Nông dân không được lợi, Doanh nghiệp phản đối
17 | 02 | 2012
Đến thời điểm này, việc thu phí bảo hiểm cà phê của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (VICOFA) vẫn chưa thuyết phục về đối tượng thu, phương án sử dụng, hiệu quả...

Doanh nghiệp phản đối

Theo thông báo của VICOFA, từ ngày 1.10 sẽ tiến hành thu phí bảo hiểm cà phê với mức 2 USD/tấn, đối tượng phải nộp là các DN thành viên hiệp hội. Quỹ này sẽ dành khoảng 50 - 70% để hỗ trợ các DN và nông dân tái canh cà phê già cỗi, 30% hỗ trợ lãi vay tạm trữ cà phê, còn lại dùng để xúc tiến thương mại. Theo VICOFA, lẽ ra việc thu phí được tiến hành từ ngày 1.1.2012, song thời điểm đó rơi vào giữa vụ nên hoãn đến đầu niên vụ mới. Tuy nhiên, nhiều DN thành viên VICOFA đã phản đối chủ trương này.

Ông Phan Hùng Anh - Phó Giám đốc Công ty TNHH Anh Minh, doanh nghiệp đứng thứ 5 trong 153 doanh nghiệp xuất khẩucà phê hàng đầu Việt Nam trong năm 2011 cho biết: "Những năm gần đây, DN xuất khẩu cà phê trong nước gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí phá sản hàng loạt nên việc thu phí bảo hiểm sẽ gây thêm khó khăn cho DN. Mặt khác, các DN ngoài hiệp hội, DN có vốn đầu tư nước ngoài thì không phải nộp khoản phí này, như vậy là bất bình đẳng".

Không chỉ Công ty TNHH Anh Minh, nhiều DN nghiệp khác như Công ty Cà phê Đăk Man, Công ty Cà phê Đức Nguyên... cũng phản đối việc thu phí của VICOFA. Trong đó, Công ty Cà phê Đức Nguyên, Công ty TNHH Anh Minh và Công ty Cà phê Đăk Man đã có văn bản thông báo sẽ rút khỏi hiệp hội nếu những kiến nghị về việc thu phí bảo hiểm không được giải quyết rõ ràng. Một sốDN còn cho rằng, việc thu phí và phương án sử dụng quỹ chưa có nhất trí của nhiều hội viên.

Nông dân chưa được lợi

Hiện các DN nước ngoài đang trực tiếp thu mua, xuất khẩu khoảng 50% sản lượng cà phê hàng năm của Việt Nam, các DN trong nước chỉ thu mua được khoảng 500.000 tấn/năm. Giả sử VICOFA thu phí bảo hiểm của tất cả các DN xuất khẩu cà phê trong nước, số tiền thu được cũng chỉ khoảng 10 tỷ đồng/năm. Nếu sử dụng vào các mục đích hỗ trợ tái canh, lãi vay tạm trữ,xúc tiến thương mại... thì số tiền này chỉ như muối bỏ bể.

Nông dân tái canh cà phê nếu có được hỗ trợ phân, giống cũng không đáng kể, còn nông dân trồng mới hoặc có cà phê đang kinh doanh bình thường lại càng không được gì. Riêng việc tạm trữ cà phê sẽ giúp tránh được tình trạng xuất khẩu ồ ạt khi giá thấp, đến lúc giá cao thì không còn hàng, song nếu giá lên thì lợi nhuận cũng thuộc về DN tạm trữ chứ không phải nông dân.

Chính vì vậy, hầu hết các DN xuất khẩu cà phê đều cho rằng, nên dùng quỹ này hỗ trợ nông dân khi giá cà phê xuống quá thấp, cách hỗ trợ tốt nhất là cộng vào giá mua.

Trao đổi với DânViệt, ông Lê Đức Thống - Trưởng ban Kiểm soát VICOFA cho biết: "Phương án sử dụng quỹ, đối tượng nộp quỹ mới chỉ là dự kiến, còn nhiều vấn đề phải tiếp tục bàn bạc. Ngoài ra, tất cả các DN xuất khẩu cà phê trong nước, ngoài nước đều phải nộp như nhau thì mới công bằng. Do vậy, VICOFA và Tổng công ty Cà phê Việt Nam đang bàn bạc, dự kiến sẽ trình Chính phủ có văn bản quy định cụ thể về việc này".

 

Không thu lấy gì mà “ăn”?

Chủtịch VICOFA ông Lương Văn Tự cho rằng "nếu không thu phí để đầu tư lại cho cây cà phê thì 10 năm nữa VN sẽ tụt xuống vị trí thứ 4-5 về sản xuất và XK cà phê". Ông Tự nói: XK cà phê thực chất là "bán tài nguyên" do vậy nếu không thu phí từ XK cà phê để tái đầu tư cho cây phê thì DN lấy gì mà ăn?!

  



Theo Dân Việt
Báo cáo phân tích thị trường