Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Mô hình nuôi tôm công nghệ cao mới sản xuất năng lượng sinh học
24 | 12 | 2016
Một mô hình nuôi tôm mới, công nghệ cao, sản sinh được điện nhờ biogas và có giá hợp lý đang được thử nghiệm tại tỉnh Bến Tre.

Dự án này được triển khai bởi các nhà khoa học Nhật Bản và Việt Nam tại tỉnh ĐBSCL này, nhằm tạo ra một mô hình nuôi tôm khép kín, trong đó bùn thải và các chất thải organic từ các hồ nuôi tôm được trộn và đặt vào một thiết bị lên men methane để sản xuất biogas, sau đó được khử lưu huỳnh để sản xuất điện. Điện sinh học này được cung ứng cho hệ thống khuếch tán khí và quạt gió trong nuôi tôm, theo giáo sư Takuya Kitaoka của đại học Kyushu cho biết.

Chất thải sản xuất từ quá trình sản xuất biogas được đưa tới thiết bị carbon hóa để sản xuất than, làm chất cải thiện đất để tăng năng suất trồng trọt, ông cho biết thêm. Một khía cạnh mới khác của mô hình này là sử dụng một hệ thống quạt gió và khuếch tán khi theo đó không khí được lưu thông từ đáy hồ nuôi lên bề mặt nước. Hệ thống này thay thế các cánh quạt hiện sử dụng để tạo oxy nhưng chỉ có trên bề mặt hồ nuôi.

Mô hình thử nghiệm này là một phần của dự án thúc đẩy phát triển bền vững khu vực nông thôn thông qua sử dụng hiệu quả chất thải sinh học với công nghệ nhiên liệu hiệu quả cao. Dự án được triển khai theo chương trình đối tác nghiên cứu khoa học công nghệ của chính phủ Nhật Bản nhằm phát triển bền vững. Dự án được hỗ trợ phát triển chính thức không hoàn lại từ chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA). Dự án được triển khai bởi một số đại học và các viện nghiên cứu, bao gồm Viện công nghệ nano việt Nam thuộc Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, đại học Kyushu và các công ty Nhật Bản khác. Tổng nguồn vốn dự án là hơn 3,6 triệu USD và được triển khai trong 60 tháng, từ tháng 4/2015 đến tháng 5/2020.

Mô hình này được thử nghiệm lần đầu tiên trong một phòng thí nghiệm tại Nhật Bản. Nhân viên của viện nghiên cứu Việt Nam đã được tập huấn tại Nhật Bản và một phòng thí nghiệm cũng được thiết lập tại Việt Nam vào tháng 9 vừa qua.

Theo ông Nguyễn Văn Buội, phó giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Bến Tre, tỉnh này hiện có 35.000ha mặt nước nuôi tôm với sản lượng 45.000 tấn trong năm 2016. Tỉnh đang đặt mục tiêu ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm nhằm tăng sản lượng và đảm bảo tăng trưởng bền vững. Phát triển hoạt động nuôi tôm cần phải gắn liền với bảo vệ môi trường.

Một số trại nuôi tôm không có ao xả thải sau khi thu hoạch thường xả thải vào các kênh mương, gây ô nhiễm nguồn nước. Hơn nữa, bùn thải tại một số trại nuổi chỉ được trữ lại và không được xử lý trước vụ nuôi kế tiếp, dẫn tới môi trường nuôi tôm tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Theo VNS



Gappingworld
Báo cáo phân tích thị trường